Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 10/6/2021, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 11/2021, giảm mạnh 3,2 JPY, tương đương 1,35% xuống mức 236,8 JPY/kg (2,2 USD)/kg.
Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 1,46% xuống mức 12.860 CNY/tấn.
Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 12.990 CNY/tấn, tăng 40 CNY so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.005 CNY/tấn, giảm 10 CNY so với giao dịch trước đó.
Ngày 8/6, ngay trước Thế vận hội, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã nới lỏng các hạn chế đi lại với 61 quốc gia được hạ mức khuyến cáo đi lại từ mức cao nhất là cấp độ 4 xuống cấp độ 3.
Tháng 5/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt biến động trái chiều. So với cuối tháng 4/2021, giá tại Nhật Bản và Thái Lan tăng, trong khi giá giảm tại Thượng Hải, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Đại dịch COVID-19 bùng phát ở châu Á khiến cho việc thu hoạch mủ cao su gặp khó khăn bởi tình trạng thiếu nhân lực, gây khan hiếm nguồn cung.
Thái Lan - nước sản xuất và xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới đang trải qua làn sóng tái bùng phát dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và Bangkok trở thành tâm chấn của đại dịch.
Không chỉ các nước châu Á phải đối mặt với đại dịch, Ấn Độ - nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 6 thế giới - đang phải vật lộn với khủng khoảng COVID-19.
Nguồn cung cao su toàn cầu chuyển sang thiếu hụt do Trung Quốc tăng cường mua vào. Ngành sản xuất ô tô Mỹ hồi phục tích cực cũng góp phần làm cho thị trường thêm sôi động.
Xuất khẩu cao su tháng 5 tăng hơn gấp rưỡi cùng kỳ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính trong tháng 5/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 80.000 tấn, trị giá 139 triệu USD, tăng hơn 26% về lượng và tăng 7,2% về trị giá so với tháng 4/2021; so với tháng 5/2020 tăng 7,2% về lượng và tăng gần 55% về trị giá.
Giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.738 USD/tấn, giảm 2,2% so với tháng 4/2021, nhưng tăng 44,6% so với tháng 5/2020.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su ước đạt 548.000 tấn, trị giá 923 triệu USD, tăng 58,7% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,53% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 283.740 tấn, trị giá 456,58 triệu USD, tăng 88,8% về lượng và tăng 118,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu đều đạt được tăng trưởng khá so với so với cùng kỳ năm 2020.
Về giá xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su hầu hết đều có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp và cao su tái sinh có giá xuất khẩu bình quân giảm.
Bình Phước: Người trồng cao su phấn khởi vì giá mủ tăng trở lại
Bình Phước là một trong những địa phương có diện tích cây cao su lớn nhất nước, với hơn 240.000 ha, trong đó hơn 60% diện tích thuộc các công ty nhà nước, còn lại hộ cá thể. Sau một thời gian dài mủ cao su rớt giá dưới 200 đồng/độ (đơn vị xác định hàm lượng mủ), nhiều hộ đã tính đến chuyện chặt phá cây cao su để trồng cây khác.
Tuy nhiên, đầu vụ năm nay, giá cao su bắt đầu tăng trở lại đang mang niềm vui cho người trồng cao su yên tâm sản xuất. Theo nhiều hộ dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước, giá thu mua mủ nước vào thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6 khoảng 382 – 385 đồng/độ. Năm nay, giá thu mua mủ nước cao hơn 50 đồng/độ so với mặt bằng chung năm ngoái. Còn mủ chén (mủ đặc) giá thu mua hiện nay 17.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với năm trước.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết cho biết mấy năm qua, giá mủ cao su rớt giá thấp nên người dân lơ là, ít chăm sóc vườn cây. Tuy nhiên, đầu mùa năm nay, giá mủ cao su đã tăng trở lại, cao hơn so với mấy năm trước đây.