Giá cao su hôm nay 6/9/2022: Đồng loạt lao dốc

(VOH) – Giá cao su ngày 6/9 giảm mạnh toàn thị trường châu Á. Hỗ trợ nâng tầm thương hiệu ngành cao su Việt Nam.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su chiều ngày 6/9/2022, lúc 13h30, kỳ hạn tháng 1/2023, giảm mạnh xuống mức 216,1 JPY/kg, giảm mạnh 2,8 yên, tương đương 1,28%.

Giá cao su hôm nay 6/9/2022: Đồng loạt lao dốc 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 50, ghi nhận mức 11.490 CNY/tấn, tương đương 0,43%.

Giá cao su hôm nay 6/9/2022: Đồng loạt lao dốc 2

Đồng đô la Mỹ được báo giá khoảng 138,88 yên, mức cao nhất kể từ ngày 21 tháng 7, tăng hơn 0,9% so với phiên trước. Đồng yên yếu đi làm cho tài sản bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Singapore giảm 0,2% xuống 143,5 US cent/kg.

Trong tháng 7/2022, xuất khẩu cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà đạt 110 nghìn tấn, tăng 33,7% so với tháng 7/2021. 

Các thị trường chính tiêu thụ cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà gồm: Malaysia chiếm 22% tổng lượng xuất khẩu cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà; tiếp theo là Trung Quốc chiếm 19,8%; Ấn Độ chiếm 8,7% và Mỹ chiếm 8,3%.

Do ngành sản xuất sản phẩm cao su chưa phát triển, Bờ Biển Ngà chỉ tiêu thụ trong nước một lượng không đáng kể cao su tự nhiên, sản lượng cao su chủ yếu dành cho xuất khẩu.

Năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên của Bờ Biển Ngà dự kiến đạt 1,32 triệu tấn, có thể Bờ Biển Ngà sẽ vượt qua Việt Nam để trở thành nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới trong năm 2022.

Giá cao su hôm nay 6/9/2022: Đồng loạt lao dốc 
Ảnh minh họa - Internet 

Hỗ trợ nâng tầm thương hiệu ngành cao su Việt Nam

Mới đây, tại TPHCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam ký kết hợp tác với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam – Viet Nam Rubber”. 

Theo biên bản ký kết hợp tác, hai bên ưu tiên phối hợp thực hiện đổi mới phương thức, đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, sản phẩm ngành cao su. Trong đó, phát triển thương hiệu ngành cao su thông qua Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam – Viet Nam Rubber” ở trong và ngoài nước, qua đó nâng cao năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp ngành cao su Việt Nam. 

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho Hiệp hội Cao su Việt Nam và doanh nghiệp của ngành để đáp ứng xu hướng xúc tiến thương mại trên môi trường số và xúc tiến thương mại đa kênh.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng cao su nhưng đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su xuất khẩu nhờ năng suất dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, giá bán cao su của Việt Nam lại thấp hơn các nước trong khu vực do khách hàng chưa tin cậy và sự ổn định chất lượng và uy tín của thương mại của doanh nghiệp. Do đó, việc nâng tầm thương hiệu ngành cao su Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng.

Bình luận