Giá sắt thép xây dựng tăng trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 16/6 giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng tăng 33 nhân dân tệ lên mức 3.776 nhân dân tệ/tấn.
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Chốt phiên giao dịch ngày 15/6, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) tăng phiên thứ ba, do tăng trưởng công nghiệp yếu hơn dự kiến ở nước tiêu thụ thép hàng đầu Trung Quốc củng cố quan điểm rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều biện pháp hơn để thúc đẩy sự phục hồi sau đại dịch đang lung lay.
Quặng sắt DCIOcv1 được giao dịch nhiều nhất trong tháng 9 trên Sàn DCE chốt phiên với giá cao hơn 1,43% ở mức 815,5 nhân dân tệ/tấn, cao nhất kể từ ngày 31/3.
Giá quặng sắt SZZFN3 chuẩn kỳ hạn tháng 7 trên Sàn SGX cao hơn 0,76% ở mức 113,3 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 18/4.
Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, đã giảm vào tháng trước với tốc độ nhanh nhất kể từ ít nhất là năm 2001, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia.
Doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn trong tháng 5 giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà phân tích cho biết dữ liệu đáng thất vọng này đã gây áp lực lên thị trường kim loại màu trong phiên giao dịch buổi sáng, mặc dù ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất đối với các khoản vay chính sách trung hạn lần đầu tiên sau 10 tháng.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết họ đã hạ 10 điểm cơ bản (bps) lãi suất đối với khoản vay cơ sở cho vay trung hạn (MLF) trị giá 237 tỷ nhân dân tệ (33,1 tỷ USD) thời hạn một năm đối với một số tổ chức tài chính xuống 2,65% từ mức 2,75% trước đó.
Giá sắt thép trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm giá
Một số doanh nghiệp thép vừa thông báo giảm giá từ 200.000-410.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300. Hầu hết doanh nghiệp giữ nguyên mức giá đối với thép cuộn CB240.
So với lần điều chỉnh giảm vào ngày 10/6, thương hiệu Thép Hòa Phát tại miền Bắc lần này giảm tiếp 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, xuống 14,69 triệu đồng/tấn; dòng thép cuộn CB240 vẫn được giữ ở mức giá 14,49 triệu đồng/tấn.
Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước ghi nhận 10 lần giảm liên tiếp, tuỳ thương hiệu mà tần suất điều chỉnh giá khác nhau. Giá thép đã xuống mức 14 triệu đồng/tấn.
Các doanh nghiệp thép cho rằng, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là cùng chung xu hướng với giá thép thế giới. Hơn nữa, giá các loại nguyên vật liệu đầu vào đã hạ nhiệt.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do nhu cầu trong nước yếu nên các nhà máy đã liên tục điều chỉnh giá để tăng tính cạnh tranh.
Trong bối cảnh nhu cầu nội địa suy yếu do thị trường bất động sản ảm đạm, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép.
Theo số liệu Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC), xuất khẩu thép của nước này trong tháng 5 đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 9/2016. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, lượng thép xuất khẩu tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm 36,3 triệu tấn.
Việc Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải phóng hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giá bán liên tục giảm. Trong tháng 5, giá thép xuất khẩu của nước này xuống dưới 1.000 USD USD/tấn (920 USD/tấn).
Việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và hạ giá thép đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát cho biết việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu thép thời gian qua sẽ là áp lực lớn và cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Trung Quốc chiếm tới trên một nửa sản lượng thép trên thế giới do đó sức ép của họ đối với xuất khẩu rất lớn. Ở thị trường trong nước, những năm qua ngành thép phát triển, nhiều dự án thép mới cũng đang rục rịch triển khai do đó cạnh tranh trong nước cũng ngày một tăng.
Ngành thép Việt Nam trong 5 tháng năm tiếp tục chịu áp lực từ nhu cầu nội địa thấp và áp lực cạnh tranh từ xuất khẩu. Chính vì thế, từ 8/4 đến nay, thép trong nước đã có 10 phiên giảm giá liên tiếp.
Cùng với việc Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giảm giá nhanh để cạnh tranh, dự báo giá thép trong nước sẽ vẫn còn có những đợt giảm giá trong thời gian tới.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, hiện ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.640 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.010 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.260 đồng/kg.
Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.200 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, xuống mức 14.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, với thép cuộn CB240 giảm 280 đồng, xuống mức giá 13.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.390 đồng/kg.
Thép Việt Đức giảm giá với với thép cuộn CB240 xuống mức 14.040 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.560 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 tiếp tục giảm 200 đồng, xuống ở mức 14.210 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép VAS không có biến động, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.260 đồng/kg.
Thép Việt Nhật tiếp tục bình ổn, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.460 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống ở mức 14.040 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi, có giá 14.540 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.970 đồng/kg.
Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống mức 14.410 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.650 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.200 đồng/kg.