Giá thép thế giới tăng trở lại
Giá thép ngày 1/12 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 77 nhân dân tệ lên mức 4.218 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Vào hôm thứ Hai (30/11), Công ty khai thác Vale SA của Brazil đã hạ mức trần cho triển vọng sản xuất quặng sắt năm 2021 xuống 320 triệu tấn, giảm so với ước tính trước đó là 335 triệu tấn.
Trong buổi thuyết trình với các nhà đầu tư tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York, Vale SA cũng cho biết rằng, sản lượng quặng sắt năm 2022 của họ dự kiến sẽ đạt từ 320 triệu tấn đến 335 triệu tấn.
Vale dự kiến, công suất sản xuất quặng sắt của mình sẽ ở mức 370 triệu tấn vào cuối năm 2022 so với 341 triệu tấn vào cuối năm 2021, trong khi mục tiêu dài hạn là đạt công suất sản xuất từ 400 triệu tấn đến 450 triệu tấn.
Đồng thời, công ty này cũng ước tính sản lượng niken của họ đạt khoảng 175.000 - 190.000 tấn vào năm 2022, trong khi sản lượng đồng của công ty dự kiến sẽ đạt 330.000 - 335.000 tấn trong cùng kỳ.
Xuất khẩu thép trong nước lần đầu cán mốc 10 tỉ USD
Số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu đạt tổng trị giá 299,67 tỉ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Đã có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, trong đó có thép, chiếm 66,4%, trước đó nhiều năm Việt Nam chỉ có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD.
Lần đầu tiên mặt hàng thép chính thức bước chân vào "câu lạc bộ" các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD. Nếu cộng thêm việc xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép đạt trị giá hơn 3,5 tỉ USD thì nhóm hàng này còn vượt mặt cả ngành gỗ. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu so với cùng kỳ cao nhất khi tăng 129,8% trong khi các mặt hàng còn lại trung bình có mức tăng từ 10-20%.
Nhưng ở chiều ngược lại, cả nước cũng nhập khẩu sản phẩm này tăng mạnh với trị giá 10,48 tỉ USD sắt thép và gần 2,45 tỉ USD phế liệu sắt thép, tăng lần lượt 42,7% và 70,3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu cộng thêm trị giá nhập khẩu hơn 4,8 tỉ USD các sản phẩm từ sắt thép thì Việt Nam vẫn nhập siêu sản phẩm này...
Doanh nghiệp thép thăng hoa những tháng cuối năm nhờ nhu cầu nội địa
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất và bán các sản phẩm thép nhiều loại tính trong tháng 10 vừa qua vẫn tăng trưởng do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm nay.
Nhu cầu dồn nén và hoạt động xây dựng hồi phục sau khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát cùng với các biện pháp giãn cách xã hội giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tôn thép tiếp tục thăng hoa trong những tháng cuối năm.
Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam chỉ ra rằng sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép các loại tính trong tháng 10 vừa qua vẫn tăng trưởng do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm nay.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,87 triệu tấn, tăng 19,36% so với tháng Chín vừa qua và tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ thép các loại đạt 2,67 triệu tấn, tăng lần lượt 20,55% so với tháng trước và 36,4% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu ngày càng cao, các doanh nghiệp đang mở rộng tăng trưởng theo hướng nắm chuỗi giá trị ngành. Đơn cử Hòa Phát hiện nay đang phát triển thêm các mảng sản xuất chế tạo các sản phẩm sau thép nhằm tạo thêm thị trường tiêu thụ cho thép HRC. Cụ thể, tập đoàn đã thành lập công ty chế tạo container và công ty chế tạo điện lạnh.