Giá thép xây dựng hôm nay 10/5: Vụt tăng phi mã, vượt mốc 6.000 nhân dân tệ/tấn

(VOH) - Giá thép ngày 10/5 tăng vọt trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Tại Trung Quốc, lo ngại về nguồn cung đã đẩy giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Giá thép thế giới bật tăng mạnh

Giá thép ngày 10/5, giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 340 nhân dân tệ lên mức 6.012 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 10/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 10/5: Vụt tăng phi mã, vượt mốc 6.000 nhân dân tệ/tấn 2

Vào hôm thứ Sáu (7/5), giá quặng sắt kỳ hạn của châu Á đã tăng lên mức cao kỷ lục do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ tại Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Cụ thể, giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 9/2021 có tính thanh khoản cao nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE) tăng 5,3% lên 1.214 nhân dân tệ/tấn. Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức 1.217 nhân dân tệ/tấn.

Trong tuần trước, giá quặng sắt trên Sàn DCE đã tăng tổng cộng 9,5% bất chấp kỳ nghỉ Lễ Lao động kéo dài 5 ngày, trên đà đánh dấu tuần giao dịch tốt nhất kể từ giữa tháng 12/2020.

Ngoài ra, lo ngại về nguồn cung do quan hệ giữa Trung Quốc và Australia có dấu hiệu xấu đi cũng đã đẩy giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 200 USD/tấn.

Trước đó, vào hôm thứ Năm (6/5), giá giao ngay đối với quặng sắt nhập khẩu tại các thị trường hàng hóa ven cảng và đường biển của Trung Quốc đã tăng vọt trong bối cảnh nhu cầu gia tăng sau kỳ nghỉ lễ.

Để cải thiện hơn nữa chất lượng không khí, Trung Quốc sẽ thắt chặt kiểm soát việc hoán đổi năng lực sản xuất thép ở các khu vực chính bị ô nhiễm.

Chặn đà tăng của giá thép

 Giá thép trong nước đang tăng “phi mã”, ảnh hưởng rất lớn đến các ngành sản xuất, đặc biệt là ngành xây dựng. Các chuyên gia nhận định, xu hướng giá cả nguyên liệu và thép thành phẩm trên thế giới trong năm 2021 tiếp tục có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới.

Liên tục từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng cao, lên đến 40-50% khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng loại vật liệu này “đứng ngồi không yên”.

Về dự báo triển vọng trong năm 2021, ông Nghiêm Xuân Đa ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch VSA cho biết, thị trường thép sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, giá cả nguyên vật liệu và thép thành phẩm trên thế giới sẽ có nhiều biến động, có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới trên thị trường toàn cầu và nội địa.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ Công thương cho biết sẽ tăng cường quản lý thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời những hiện tượng đầu cơ tăng giá thép, gian lận thương mại làm thất thu ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đồng thời, Bộ Công thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các sản phẩm thép như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu; chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá...

Ngoài ra, Bộ Công thương sẽ dõi và xem xử lý kịp thời việc chống bán phá giá một số sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng như đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam nhằm giảm thiểu các thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất thép.