Bộ Tài nguyên và Môi trường nước này đã đặt ra các mục tiêu chống ô nhiễm trong mùa Đông năm nay, trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những nhà máy thép năm ngoái đã vượt quá công suất cho phép.
Giá thép xây dựng hôm nay tăng
Giá thép thanh giao tháng 1/2020 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 31 nhân dân tệ lên 3.440 nhân dân tệ/tấn vào lúc 8h30, ngày 13/11, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
SMM ước tính rằng 83 tàu chở 11,28 triệu tấn quặng sắt đã cập cảng lớn của Trung Quốc trong ngày 3 - 9/11, giảm 280.000 tấn so với tuần kết thúc vào ngày 2/11. Điều này đánh dấu tuần giảm thứ hai liên tiếp, theo SMM.
Trong thời gian 3 - 9/11, việc giao hàng bị thu hẹp tại các cảng ở Đường Sơn - trung tâm sản xuất thép Trung Quốc trong khi các cảng ở tỉnh Sơn Đông có lượng vận chuyển nhiều hơn.
Tuần trước, xuất khẩu quặng sắt từ Ausralia giảm 1,18 triệu tấn so với tuần trước xuống còn 14,25 triệu tấn. Khối lượng hàng rời cảng Brazil ước giảm 1,16 triệu tấn trong tuần xuống còn 6,54 triệu tấn.
Ngày 11/11, Vale giảm dự báo doanh số quặng sắt và quặng sắt viên xuống 307 - 312 triệu tấn trong năm 2019, giảm so với ước tính trước đó là 307 - 332 triệu tấn.
Xăng dầu, điện tăng giá: Sắt thép, xi măng lập mặt bằng giá mới
Sau biến động tăng giá điện, giá xăng dầu tháng 3 và 4 này, nhiều mặt hàng, dịch vụ đã bắt đầu phản ứng tăng giá. Trên thị trường giá nguyên vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng, giá nhân công xây dựng cũng theo đà tăng lên.
Khảo sát, tại các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thép tấm có giá 14.300 đồng/kg, thép V 15.100 đồng/kg, thép hộp kẽm vuông 17.000 - 18.000 đồng/kg (tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg), sắt phi 6, 8 có giá 15.500 - 15.700 đồng/kg,...
Chủ một vài cửa hàng vật liệu cho hay: từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá thép nhích lên từng ngày, khoảng 10% so với trước Tết. Giá các mặt hàng gạch, cát xây dựng cũng tăng giá 5% - 7% so với tháng trước. Giá cát xây dựng ở mức 390.000 - 400.000 đồng/m3; gạch đỏ từ 840 - 900 đồng/viên và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu dù các nhà máy gạch đang chạy hết công suất. Gạch ốp tường, lót sàn có giá từ 210.000 - 220.000 đồng/m2 (loại 60 cmx60 cm), tăng 7% so với tháng trước.
Ông Nguyễn Thắng - chủ một cửa hàng vật liệu xây tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng từ 5%-10%, riêng cát xây dựng tăng đến chóng mặt.
Mức tăng giá sắt thép xây dựng được điều chỉnh tăng từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn. Theo đó, Cty Sản xuất thép Australia SSE (SSE Steel) tăng giá bán thép cây D10 thêm 100.000 đồng/tấn, đối với thép cây và thép cuộn tăng thêm 200.000 đồng/tấn; Cty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) cũng nâng giá thép thành phẩm, trong đó thép thanh vằn D10 tăng 200.000 đồng/tấn, thép cuộn, D12 và D14 trở lên tăng 150.000 đồng/tấn; Giá các sản phẩm thép xây dựng dự án các loại cũng tăng 150.000 đồng/tấn.
Ông Nguyễn Hữu Quảng, Giám đốc doanh nghiệp khai thác, chế biến đá tự nhiên, đá vật liệu xây dựng và xuất khẩu cho biết, tiền điện chiếm 10 - 15% trong tổng chi phí sản xuất. Việc tăng giá điện trong năm 2019 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm vì hợp đồng bán sản phẩm đã ký kết từ cuối năm 2018.
Không chỉ giá vật liệu xây dựng tăng, giá nhân công xây dựng cũng tăng so với tháng trước. Cụ thể, công thợ tăng 50.000/ngày, thợ chính lên mức 400.000 đồng/ngày, thợ phụ: 150.000- 250.000 đồng/ngày.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép tiếp tục tăng trưởng cả về lượng và trị giá
Mặc dù xuất khẩu sắt thép và sản phẩm đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2019, nhưng ngược lại Việt Nam cũng phải nhập khẩu mặt hàng này trên 11 tỷ.
Trong đó nhóm hàng sắt thép 7,1 tỷ USD; sản phẩm từ sắt thép trên 3 tỷ USD và phế liệu sắt thép 1,3 tỷ USD – đây là nhóm có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất.
Đối với mặt hàng phế liệu sắt thép, trong tháng 9/2019 đã nhập tới 727,5 nghìn tấn, trị giá 226,41 triệu USD, tăng 14,2% về lượng và 27,5% về trị giá so với tháng 8/2019 – tháng tăng thứ ba liên tiếp.
Nâng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2019 lên 4,2 triệu tấn, trị giá 1,32 tỷ USD, tăng 6,8% về lượng nhưng giảm 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2019 lượng phế liệu sắt thép nhập từ các thị trường hầu hết đều sụt giảm, theo đó nhập từ thị trường Đài Loan giảm nhiều nhất, giảm 38,02% về lượng và 55,38% về trị giá so với cùng kỳ, tương ứng với 44,9 nghìn tấn, 3,93 triệu USD. Riêng tháng 9/2019 cũng đã nhập từ Đài Loan 786 tấn, trị giá 463,76 nghìn USD, tăng 46,1% về lượng và 20,7% về trị giá so với tháng 8/2019.