Giá thép thế giới giảm
Giá thép ngày 16/11 giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 13 nhân dân tệ xuống mốc 3.820 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Theo Reuters, ngày 13/11, quặng sắt kì hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã chốt phiên ở mức thấp hơn so với giao dịch trước đó. Cụ thể, giá quặng sắt đã giảm 0,8% xuống mức 832,50 nhân dân tệ.
Tuy nhiên, hợp đồng kì hạn chuẩn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên công bố mức tăng 5,3%. Đây là mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 3 tháng qua kể từ đầu tháng 8.
Điều này xuất phát từ hi vọng rằng, nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép sẽ phục hồi mạnh mẽ do tồn kho thép của Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian vừa qua.
Hiện tại, nhu cầu thép ổn định từ người tiêu dùng cuối cùng và sản lượng thấp hơn từ các nhà máy đã thúc đẩy giá sắt thép trong tuần qua. Trong đó, giá quặng sắt giao ngay chạm mức cao nhất trong 4 tuần là 124,50 USD/tấn.
Tại Sàn giao dịch kì hạn Thượng Hải, giá thép thanh vằn và thép không gỉ thành phẩm đều đi ngang trong khi giá thép cuộn cán nóng điều chỉnh tăng 0,8%.
Nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tăng nhẹ
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam trong tháng 9/2020 đạt 467,22 triệu USD, tăng 19,11% so với tháng trước đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm lên 3,17 tỷ USD, tăng 5,33% so với cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 51,86% tổng kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng/2020, đạt 1,64 tỷ USD, tăng 14,08% so với cùng kỳ.
Kế đến là nhập khẩu từ các thị trường Hàn Quốc (+13,68%) đạt 584,72 triệu USD, chiếm tỷ trọng 18,47%; Nhật Bản (-17,4%) đạt 348,61 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11,01%; Thái Lan (-5,53%) đạt 136,78 triệu USD; Đài Loan (-0,61%) đạt 100,92 triệu USD.
Bảng giá thép ngày 16/11/2020: miền Bắc, miền Trung, miền Nam