Giá thép hôm nay giảm mạnh
Giá thép ngày 17/5 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 123 nhân dân tệ xuống mức 5.638 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá các mặt hàng thép tại Ấn Độ hiện đang ở mức cao nhất theo ghi nhận từ trước đến nay, PTI đưa tin.
Các nhà sản xuất thép tại quốc gia này đã tăng giá thép cuộn cán nóng (HRC) thêm 4.000 rupee lên 67.000 rupee/tấn và thép cuộn cán nguội (CRC) thêm 4.500 rupee lên 80.000 rupee/tấn.
Đây là hai loại thép dẹt được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp tiêu thụ thép hàng đầu như sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị gia dụng và xây dựng.
Việc giá thép tăng cao không tránh khỏi tình trạng kéo theo sự gia tăng của giá xe cộ, hàng tiêu dùng và chi phí xây dựng.
Trước đó, vào ngày 12/5, nhà khai thác quặng sắt lớn nhất Ấn Độ - NMDC Limited, cũng đã tăng giá quặng cục thêm 700 rupee lên 7.650 rupee/tấn và quặng bụi thêm 1.500 rupee lên 6.560 rupee/tấn.
Do quặng sắt là nguyên liệu chính được sử dụng trong sản xuất thép nên bất kỳ sự thay đổi nào về giá của quặng sắt đều có tác động trực tiếp đến giá thép.
Tuy nhiên, việc giá thép tăng cao sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa của Ấn Độ.
Ông T.V. Narendran, Giám đốc điều hành của Tata Steel, cho biết, giá thép hiện tại của Ấn Độ cao hơn so với mức giá phổ biến vài tháng trước, nhưng lại thấp hơn so với giá trên thị trường quốc tế.
Nếu nhìn vào giá thép cuộn cán nóng ở Mỹ, hiện đang ở mức 1.500 USD/tấn, và ở châu Âu là gần 1.000 euro/tấn, thì thị trường Ấn Độ đang được xem là có giá sẵn có tốt nhất trên thế giới.
Tiêu thụ thép tăng vọt bất chấp giá cao
Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy trong tháng 4 vừa qua, có gần 2,82 triệu tấn thép các loại được sản xuất, giảm gần 4,8% so với tháng trước; tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm 2020. Có hơn 2,7 triệu tấn thép được bán ra, giảm 6,2% so với tháng trước và tăng gần 57% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm, sản xuất thép đạt hơn 10,48 triệu tấn, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt trên 9,84 triệu tấn, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước xuất khẩu được hơn 2,1 triệu tấn thép trong 4 tháng đầu năm, tăng gần 68% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng lưu ý, theo ghi nhận từ các cơ quan quản lý, giá thép trong nước thời gian qua đã tăng 40%-50% so với cuối năm ngoái do giá nguyên liệu sản xuất như quặng thép, phôi thép... trên thị trường thế giới tăng mạnh trong gần 1 năm qua. Doanh nghiệp thép Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng.
VSA dự báo giá thép tháng 5 có thể vẫn tiếp đà tăng để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước vẫn dồi dào nhờ năng lực sản xuất của nhiều doanh nghiệp lớn nên phần nào giúp giảm căng thẳng tăng giá.
Giá thép hôm nay ngày 17/5/2021