Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 22/2: giá thép thanh đạt mức 4.850 nhân dân tệ/tấn

(VOH) Giá thép ngày 22/2 tăng 62 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến, cùng với dịch bệnh khiến giá thép tăng

Giá thép thế giới tăng

Giá thép ngày 22/2, giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 62 nhân dân tệ lên mức 4.850 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 22/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 22/2: Tiếp đà tăng, giá thép thanh đạt mức 4.850 nhân dân tệ/tấn 2

Giá than luyện cốc tại Trung Quốc tăng phiên thứ 4 liên tiếp, tăng hơn 5% do nguồn cung giảm và nhu cầu dự kiến sẽ hồi phục sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và Thế vận hội mùa đông.

Trên sàn Đại Liên, giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 5% lên 2.647 CNY (418,07 USD)/tấn – cao nhất kể từ ngày 27/10/2021. Giá than cốc tăng 3,6% lên 3.389 CNY/tấn, trước đó trong phiên tăng 3,8%. Giá quặng sắt tăng lần đầu tiên trong 6 phiên, tăng 4,7% lên 707 CNY/tấn.

Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 0,5 USD xuống 134 USD/tấn

Fitch Solutions đang sửa đổi dự báo giá quặng sắt năm 2022 từ 90 USD/tấn lên 120 USD/tấn và tăng dự báo từ 75 USD/tấn lên 110 USD/tấn cho năm 2023, khi nhu cầu của Trung Quốc một lần nữa bắt đầu phục hồi.

Công ty dự kiến nhu cầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023 nhờ việc chính phủ đã tái kích thích lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Giá quặng sắt đảo chiều vào tháng 12/2021, bắt đầu xu hướng tăng sau khi sụt giảm từ tháng 7/2021, do nguồn cung tiếp tục hạn chế trong khi nhu cầu gia tăng.

Trước đó, giá quặng sắt bắt đầu tăng mạnh từ giữa năm 2020 và đã có một đợt phục hồi đặc biệt vào nửa đầu năm 2021.

Tuy nhiên, khi giá đạt 150 USD/tấn vào tháng 2 năm nay, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố trấn áp hoạt động đầu cơ buôn bán quặng sắt, dẫn đến giá quặng sắt giảm xuống, dao động ở mức 120 USD/tấn, do tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) thông báo rằng, các nhóm điều tra sẽ được cử đến sở giao dịch hàng hóa và các cảng quan trọng để xem xét tồn kho quặng sắt và giao dịch trên thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn.

Sau đó, thị trường chứng khoán Đại Liên đã tăng gấp đôi phí giao dịch đối với một số hợp đồng tương lai quặng sắt có hiệu lực từ ngày 16/2.

Về phía nguồn cung, trong khi tăng trưởng sản xuất từ Brazil và Australia bắt đầu cải thiện và nguồn cung trên thị trường đường biển được nới lỏng, công ty kim loại hàng đầu Vale vẫn sẽ mất nhiều thời gian để trở lại mức công suất trước vụ sập đập Brumadinho, theo Mining Weekly.

Nguyên nhân giá thép trong nước lien tục tăng cao chưa có dấu hiệu giảm

Trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài là những lý do khiến giá thép tăng mạnh. Các doanh nghiệp thép đồng loạt tăng giá bán, vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn.

Sau khi tăng hai lần trước đó với mức tăng từ 300 nghìn đồng đến 1,22 triệu đồng một tấn, thì nay tăng thêm từ 250-350 nghìn đồng/tấn, đưa giá mặt hàng này vượt 17 triệu đồng/tấn.

Cụ thể, giá mỗi tấn thép cuộn CB240 của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên áp dụng từ 15/02 là 17,3 triệu đồng nếu thanh toán ngay và gần 17,4 triệu đồng nếu thanh toán chậm, có bảo lãnh.

Giá thép chưa gồm VAT các loại cũng tăng lên 17,3-17,6 triệu đồng một tấn, tùy loại và tuỳ thuộc thanh toán nhanh hay chậm.

Giá thép Hoà Phát loại D10 tăng lên mức 17,15 triệu đồng/tấn; Loại thép cuộn D12 cũng tăng lên 16,75 triệu đồng. Tương ứng với mức tăng từ 600-800 nghìn đồng mỗi tấn so với cách đây hai tuần.

Đưa ra nguyên nhân tăng giá lần này, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thông tin, giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu… tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi tăng mạnh.

Theo đó, giá phôi thép giao dịch cảng Đông Nam Á tăng 39-40 USD/tấn lên mức 660 USD/tấn vào cuối tháng 01/2022; đến ngày 10/2/2022 ở mức 696 USD/T CFR Đông Á, tăng khoảng 70 USD/tấn so với mức giá phôi thép thời điểm đầu tháng 01/2022.

Ở thị trường trong nước, giá phôi thép nội địa tháng 1/2022 tăng khoảng 400-600 đồng/kg, giữ giá ở mức từ 14,8-15,8 nghìn đồng/kg cuối tháng 01/2021.

Giá quặng sắt cũng giao dịch ở mức 149,7-150,2 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng khoảng 24 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 01/2022.

Còn giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 555 USD/tấn CFR Đông Á ngày 10/2/2022 tăng 40-45 USD/tấn so với hồi đầu tháng 1/2022.

Giá than mỡ luyện cốc tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thép tăng. Đơn cử, xuất khẩu tại cảng Australia ngày 10/2/2022 giao dịch ở mức 391,75 USD/tấn FOB, tăng mạnh 55,75 USD so với đầu tháng 01/2022.

Tương lai ngành thép năm 2022

Theo VSA, trong tháng 01/2022, tình hình sản xuất thép xây dựng đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ 2021.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 01/2022 đạt hơn 1,12 triệu tấn, tăng 11,19% so với tháng 12/2021 và ngang mức cùng kỳ 2021.

Tiêu thụ đạt hơn 1,05 triệu tấn, tăng 1,55% so với tháng trước đó và tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thép trong tháng Một đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Thực tế, ngay từ đầu năm mới và trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu thép với sản lượng lớn qua các cảng biển.

Đơn cử, đầu tháng 02/2022, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất đã ký hợp đồng xuất khẩu lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italy với khối lượng 35.000 tấn...

Trong khi đó, hiện có rất nhiều khách hàng nước ngoài muốn đặt mua HRC được sản xuất tại Việt Nam, nhưng doanh nghiệp trong nước chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường do năng lực sản xuất mặt hàng này còn hạn chế.

Theo VSA dự báo, thị trường thép trong nước sẽ tăng trưởng 15-20% trong năm 2022. Đó là tín hiệu tích cực cho ngành thép Việt Nam.