Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 26/5/2020: Giá thép hồi phục, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm mạnh 

(VOH) – Giá thép ngày 26/5 tăng trở lại, Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) kêu gọi thúc đẩy khai thác quặng sắt trong nước trước nguồn cung không ổn định. 

Giá thép xây dựng hôm nay tăng nhẹ 

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 4 nhân dân tệ lên mức 3.514 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00, giờ Việt Nam, ngày 26/5.

Giá thép xây dựng hôm nay 26/5/2020: Giá thép hồi phục, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm mạnh 

Ảnh minh họa - Internet

Tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong 3 năm do nhu cầu tăng sau khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.

Trữ lượng quặng sắt trên 35 cảng của Trung Quốc giảm 1,33 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 22/5 xuống còn 100,45 triệu tấn, thấp hơn 17,84 triệu tấn so với năm trước.

Về phía cung, các chuyến hàng quặng sắt từ Australia dần cải thiện trong khi xuất khẩu từ Brazil giảm mạnh do đại dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng tại nước này, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung quặng sắt có sẵn tại Trung Quốc.

Dữ liệu từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) và các nhà sản xuất thép lớn đã kêu gọi tăng sản lượng quặng sắt trong nước cũng như đầu tư lớn hơn vào việc thăm dò ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung. 

Trung Quốc là nước tiêu thụ quặng sắt hàng đầu thế giới, với nhu cầu dự báo đạt 1,225 tỉ tấn vào năm 2020. Tuy nhiên quốc gia này phụ thuộc chủ yếu vào quặng sắt nhập khẩu, ghi nhận đã nhập khẩu 1 tỉ tấn quặng vào năm 2019.

Ông Wenbo, Chủ tịch CISA, khuyến nghị tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (CPPCC) tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc nên đặt mục tiêu chiến lược quốc gia để giữ sản lượng quặng sắt trong nước chiếm hơn 20% tổng nhu cầu.

Chủ tịch CISA cũng kêu gọi tăng cường thu gom và sử dụng thép phế liệu, một lựa chọn thân thiện với môi trường so với sử dụng quặng sắt trong sản xuất thép.

Trung Quốc nên đưa ra các chính sách thuế thuận lợi cho các công ty đầu tư ra nước ngoài để giúp họ tránh bị đánh thuế hai lần.

Một đại biểu khác, Chủ tịch Tập đoàn Ansteel đề xuất đẩy nhanh việc xây dựng chiến lược an ninh tài nguyên quặng sắt và kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ để thăm dò quặng trong nước.

Sản xuất và tiêu thụ sắt thép 5 tháng đầu năm 2020

Tình hình ngành kinh tế hiện nay đang khó khăn trong bối cảnh dịch coronavirus Covid-19, liên tục ngành thép đang đối mặt với nhiều nguy cơ. 

Sản xuất và bán hàng thép trong nước 5 tháng đầu của năm 2020 lần lượt sụt giảm 5,3% và 17,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (HRC) thì sản xuất ngang mức 2019 trong khi tiêu thụ giảm 18%.

Tính chung 5 tháng/ 2020, sản xuất thép các loại đạt hơn 3.611.580 tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ 2019; tiêu thụ đạt 2.972.710 tấn, giảm 17,8% so với cùng kỳ 2019.

2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép giảm 4,7% về lượng và giảm 16,1% về kim ngạch và giảm 12% về giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,17 triệu tấn, tương đương 648,81 triệu USD, giá 554,1 USD/tấn.

Trong khi xuất khẩu sắt thép cả nước nói chung chỉ tăng nhẹ, thì tại thị trường Trung Quốc có mức tăng đột biến. Trong 15 ngày đầu tháng 3, cả nước xuất khẩu 297.018 tấn sắt thép, tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD. Qua đó, nâng tổng kết quả từ đầu năm lên gần 1,5 triệu tấn, kim ngạch hơn 815 triệu USD, tăng 3,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng sắt thép, nhưng sản lượng ở thị trường này bị giảm mạnh tới 20,5% so với cùng kỳ 2019.Nhưng thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng đột biến. Hết tháng 2, sản lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 211 nghìn tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm năm ngoái. 

Sắt thép các loại xuất khẩu sang Đức tăng

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đức trong tháng 4/2020 đạt 499,08 triệu USD, giảm 27,1% so với tháng trước đó, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả 4 tháng đầu năm lên 2,18 tỷ USD, giảm 1,06% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm có tỷ trọng lớn nhất với 24,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020, đạt 527,53 triệu USD, giảm 19,79% so với 4 tháng đầu năm ngoái.

Ngoài ra còn 5 nhóm hàng khác cũng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD. Giày dép các loại chiếm 13,76% thị phần đạt 300,79 triệu USD, giảm 0,97% so với cùng kỳ. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 6,67% thị phần đạt 145,81 triệu, giảm 21,9% so với cùng kỳ.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác xuất khẩu trong tháng 4 có kim ngạch giảm 35,57% so với tháng trước đó, nhưng tính tổng cả 4 tháng lại tăng 49,97% đạt 198,64 triệu USD. Cà phê có kim ngạch giảm 14,74% trong tháng 4 nhưng tăng 26,49% trong cả 4 tháng đạt 176,16 triệu USD.

Ở nhóm kim ngạch chục triệu USD, đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận có mức tăng trưởng khá với 187,72% so với cùng kỳ năm 2019 đạt 46,49 triệu USD.

Đáng chú ý nhất là nhóm sắt thép các loại, có mức tăng khá cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, lượng tăng 27 lần đạt 1.431 tấn và trị giá tăng 29 lần đạt 2 triệu USD. Tuy nhiên, mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ với 0,09% thị phần nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đức.

Giá cao su hôm nay 26/5/2020: Tiếp đà tăng khi tình hình dịch Covid-19 hạ nhiệt tại Tokyo – Giá cao su ngày 26/5 tiếp tục tăng ở thị trường thế giới, khi tình trạng dỡ bỏ khẩn cấp tại Tokyo và giá dầu tăng thúc ...

Giá Bitcoin hôm nay 26/5/2020: Quay đầu tăng nhẹ, thị trường dao động quanh 8.800 USD – Giá Bitcoin ngày 26/5 phục hồi nhẹ, lên mức 8.800 USD, nhiều đồng tiền có giá trị trên thị trường đồng loạt tăng giá trở ...

Bình luận