Giá thép thế giới giảm
Giá thép ngày 26/5, giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 104 nhân dân tệ xuống mức 4.862 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Ủy ban cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 25/5 thông báo, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 – 2025, nước này sẽ tăng cường kiểm soát giá đối với một số mặt hàng, trong đó có quặng sắt, nhằm giải quyết những biến động bất thường về giá cả.
Theo đó, giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), kết thúc phiên giảm 0,1% xuống mức 1.058 nhân dân tệ/tấn (tương đương 165,18 USD/tấn).
Trước đó, vào hôm thứ Hai (24/5), giá quặng sắt giao ngay chuẩn 62% Fe được điều chỉnh xuống mức 192,50 USD/tấn, giảm 17% so với mức kỷ lục 232,50 USD/tấn vào tuần trước.
Tương tự, trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá thép thanh vằn xây dựng SRBcv1 giảm 0,7%, giá thép cuộn cán nóng SHHCcv1 giảm 0,6% và giá thép không gỉ SHSScv1 giảm 0,6%.
Theo ghi nhận trong hôm thứ Ba, các nguyên liệu sản xuất thép khác có xu hướng đi lên trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh. Cụ thể, giá than luyện cốc DJMcv1 trên Sàn DCE tăng 3,6% và giá than cốc DCJcv1 tăng 1%.
Sau khi tuyên bố sẽ không dung thứ cho sự thông đồng và đầu cơ trên thị trường hàng hóa, chính phủ Trung Quốc còn cam kết sẽ tăng cường kiểm soát giá các nguyên liệu quan trọng trong vòng 5 năm tới, bao gồm cả quặng sắt.
Hiện tại, các cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc cũng đã thực thi các giới hạn giao dịch nghiêm ngặt hơn đối với các sản phẩm quặng sắt và thép trên các sàn giao dịch hàng hóa DCE và SHFE.
Nhu cầu tăng mạnh, giá thép khó giảm
Thống kê về tình hình thị trường thép tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tăng khá, lượng thép xuất khẩu đã tăng kỷ lục trong 4 tháng, nhưng về tổng thể, ngành thép vẫn đang nhập siêu hơn 1 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép xuất khẩu đạt 3,822 triệu tấn, trị giá 2,67 tỷ USD, tăng lần lượt 47% và 87,9% so với cùng kỳ. Thời gian qua, giá thép trong nước đã tăng phi mã 40 - 45% so với quý IV/2020.
Cơn sốt nóng của giá thép bắt nguồn từ giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này không ngừng tăng. Trong khi ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... năm trước. Cùng đó, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép cũng tăng 20,9%, đạt 1,216 tỷ USD.
Trên thực tế, giá thép trong nước tăng đột biến xuất phát từ nguyên nhân chính là giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như quặng sắt, thép tái chế... tăng đột biến hơn 100% so với cùng kỳ năm 2020.
VSA đánh giá, thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường trong nước tiếp tục khó khăn do doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, công suất HRC trong nước đạt khoảng từ 5 - 6 triệu tấn.
Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn, do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
Dù xuất khẩu tăng, nhưng về tổng thể, ngành thép trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 5,26 tỷ USD, nhưng nhập siêu của ngành vẫn lên tới 4,6 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thép các loại gần 5,1 triệu tấn, trị giá 3,73 tỷ USD, tăng 14% về lượng và 36,5% về trị giá và đưa giá trị nhập siêu lên trên 1 tỷ USD.
Giá thép xây dựng hôm nay 26/5/2021
Các thương hiệu thép trong nước tiếp tục thông báo giữ nguyên mức giá các sản phẩm của hãng. Trong khi đó, trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép ghi nhận giảm mạnh xuống mức 4.858 Nhân dân tệ/tấn.
Giá thép tại miền Bắc
Giá thép hôm nay ghi nhận các thương hiệu thép trong nước duy trì ổn định mức giá. Với thép Hòa Phát, các sản phẩm của hãng là thép cuộn CB240 ở mức 18.270 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 17.810 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý, thép cuộn CB240 hiện có giá 18.170 đồng/kg; thép D10 CB300 duy trì giá bán từ ngày 12/5 tới nay, ở mức 17.560 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức, giá bán thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg; thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei ngày hôm nay không điều chỉnh giá bán, với thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg. Còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.610 đồng/kg.
Công ty thép Thái Nguyên, với thép cuộn CB240 đang có giá 17.960 đồng/kg, mức giá này đã duy trì từ ngày 19/5; thép D10 CB300 từ ngày 12/5 giữ nguyên ở mức giá 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu thép Mỹ cả 2 sản phẩm đều ổn định giá sau đợt tăng ngày 19/5, hiện thép cuộn CB240 ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 17.810 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tại thị trường miền Trung, thương hiệu thép xây dựng Hòa Phát tiếp tục duy trì mức giá nhiều ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 ở mức 18.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên, có giá là 17.810 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 18.420 đồng/kg. Còn thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi giá từ ngày 12/5, hiện ở mức 18.060 đồng/kg.
Thương hiệu Thép Pomina, với thép cuộn CB240 có giá 17.810 đồng/kg; thép D10 CB300 đang ở mức 17.910 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thương hiệu Hòa Phát giữ nguyên mức giá 7 ngày liên tiếp, với thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.010 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên từ ngày 12/5, có giá 17.560 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomina, với thép cuộn CB240 tiếp tục duy trì mức giá ở mức 17.510 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 đang ổn định nhiều ngày liên tiếp ở mức 17.610 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Tung Ho, với giá thép cuộn CB240 đang ở mức 17.810 đồng/kg; thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 17.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Miền Nam, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 duy trì ở mức giá 17.810 đồng/kg.