Giá thép thế giới tiếp tục đi xuống
Giá thép ngày 3/11, giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 95 nhân dân tệ xuống mức 4.293 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm xuống dưới 600 CNY (93,75 USD)/tấn – lần đầu tiên trong gần 1 năm, do điều kiện nguồn cung suy giảm và triển vọng nhu cầu yếu.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên giảm 10% xuống 565,5 CNY/tấn – thấp nhất kể từ ngày 18/11/2020.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc giảm 9,5 USD xuống 107 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Xuất khẩu từ các công ty khai thác lớn tại Australia và Brazil ở mức tương đối cao. Xuất khẩu quặng sắt từ 2 nước này tăng gần 1 triệu tấn lên 23,96 triệu tấn tính đến ngày 1/11/2021, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Tồn trữ quặng sắt tại 45 cảng của Trung Quốc trong tuần này tăng lên 146,5 triệu tấn, tăng 4,05 triệu tấn so với tuần trước đó.
Quyết định của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về việc thay thế thuế suất Mục 232 đối với thép và nhôm nhập khẩu của châu Âu bằng một hạn ngạch thuế quan đã vấp phải phản ứng trái chiều của thị trường, theo S&P Global Platts.
Vào đầu tháng 11, các nguồn tin cho biết, người mua nội địa đang lo ngại giá thép trong nước sẽ tăng mạnh hơn nữa, trong khi các nhà sản xuất thép châu Âu tìm cách tăng giá xuất khẩu sang Mỹ.
Việc bắt đầu áp dụng hệ thống hạn ngạch thuế quan sẽ cho phép giảm mức thuế đối với kim loại xuất khẩu giữa Mỹ và EU lên đến một số lượng nhất định.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khởi xướng mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu kim loại từ hầu hết các quốc gia theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại vào tháng 3/2018.
Các nhà máy châu Âu lạc quan về quyết định thuế quan, vì nó sẽ cho phép họ xuất khẩu sang thị trường quốc ngoại Mỹ, nơi có giá cao hơn 600 EUR/tấn (tương đương 695,48 USD/tấn) so với giá HRC Ruhr xuất xưởng.
Hiệp hội Thép Châu Âu (Eurofer) cũng đã hoan nghênh động thái của EU và Mỹ nhằm thay thế mức thuế 25% theo Mục 232 của Mỹ đối với thép nhập khẩu của EU.
Nghịch lý xuất khẩu thép tăng 130% nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu
Giữa “bão” Covid-19, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắt thép các loại của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay vẫn tăng hơn 130% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, cùng thời gian này, nền kinh tế cũng chi ra khoản tiền lớn hơn năm ngoái để nhập khẩu nhóm mặt hàng này.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 9,86 triệu tấn, tăng 41% về lượng với trị giá là 8,43 tỉ đô la Mỹ, tăng 130,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, cũng trong 9 tháng qua, nhập khẩu thép về Việt Nam là 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỉ đô la. Ảnh minh họa: TTXVN
Số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 9, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt 1,36 triệu tấn với trị giá 1,4 tỉ đô la Mỹ. Và đây là tháng thứ ba liên tiếp nguồn thu từ xuất khẩu thép các loại đạt trên 1 tỉ đô la, đưa xuất khẩu nhóm hàng này quý 3-2021 lên mức cao kỷ lục với 3,93 tỉ đô la, tăng 94,6% so với quý 1 và tăng 57,7% so với quý 2 về trị giá.
Dù kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng cao nhưng trong cùng thời gian trên đất nước cũng chi một số tiền khá lớn để nhập khẩu nhóm mặt hàng này. Dữ liệu của cơ quan hải quan cũng cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, cả nước chi đến 8,67 tỉ đô la để nhập khẩu sắt thép các loại. Như vậy, tính ra trong 9 tháng, Việt Nam vẫn nhập siêu khoảng 240 triệu đô la từ nhóm mặt hàng này.
Tuy nhiên, kết quả nhập siêu nhóm mặt hàng này của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) ước tính còn lớn hơn. Cụ thể, số liệu của VSA cho thấy, tính chung trong 9 tháng 2021, nhập khẩu thép về Việt Nam là 14,9 triệu tấn với trị giá hơn 11 tỉ đô la, chỉ tăng 1% về lượng và tăng 44% về trị giá so với cùng kỳ năm năm ngoái.
Lý giải về việc phải nhập siêu lượng sắt thép nói trên, theo giới phân tích, ngành công nghiệp nặng này đang tồn tại một nghịch lý mà lâu nay chưa giải quyết được, đó là tình trang thừa nguồn cung thép xây dựng nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào.