Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 56.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 53.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 54.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 54.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 56.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước đứng yên, dao động trong ngưỡng 55.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 54.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
54,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
54,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
54,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
56.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
55, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
54,500 |
+1.000 |
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2020 ước đạt 19 nghìn tấn với giá trị đạt 48 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2020 đạt 239 nghìn tấn và 537 triệu USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 15,2% về giá trị so với cùng kì năm 2019.
Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 là Mỹ, Đức và Ấn Độ chiếm 31,3% thị phần tổng giá trị xuất khẩu tiêu. Thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2020 là Mianma (tăng 24,4%).
Trên thị trường thế giới, giá hồ tiêu đến giữa tháng 10 biến động không đồng nhất. Giá tiêu đen xuất khẩu của Ấn Độ tăng 0,6% so với hồi đầu tháng, lên mức 4.658 USD/tấn.
Tại Malaysia, giá tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 5.000 USD/tấn so với ngày 30/9. Trong khi đó, giá tiêu đen xuất khẩu của Indonesia lại tăng 3,3% lên mức 2.486 USD/tấn so với ngày đầu tháng 10.
Malaysia cũng đặt mục tiêu nâng giá hồ tiêu lên 10 ringgit/kg trong bối cảnh sản lượng tiêu của Malaysia dự kiến sẽ giảm 10% đến 20% trong năm 2020.
Tại thị trường hạt tiêu trong nước giá hạt tiêu đen biến động tăng trong tháng 10 năm 2020. Giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu tăng 3.500 đồng/kg lên mức 54.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông tăng 3.500 đồng/kg lên 53.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 4.000 đồng/kg lên 52.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai tăng 4.000 đồng/kg lên 52.500 đồng/kg.
Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho rằng thị trường hồ tiêu dù chưa thể tăng bật trở lại nhưng cũng có dấu hiệu tích cực sau khi nhiều quốc gia gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt với thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ.
Hơn nữa, Trung Quốc đẩy mạnh mua hồ tiêu sau thời gian nhập khẩu cầm chừng trong 3 tháng (tháng 6, 7, 8); đồng thời Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã và đang mở ra nhiều cơ hội khác cho ngành hồ tiêu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo trong tháng 11/2020, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ thuân lợi hơn khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu phục hồi, giá xuất khẩu có xu hướng tăng.
Giá tiêu thế giới tăng
Hôm nay 10/11/2020, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 34.390 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 9/2020 tăng 100 Rupi/tạ, tương đương 0,29% lên ngưỡng 34.700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
34390 |
0 |
0.00 |
0 |
34390 |
34390 |
34390 |
34390 |
9/2020 |
34700 |
+100 |
0.29 |
0 |
34700 |
34650 |
34650 |
34600 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Hồ tiêu Ấn Độ nội địa ngày càng thua thiệt do sự gia tăng bán phá giá không hạn chế đối với hồ tiêu Việt Nam thông qua Nepal và Sri Lanka trong vài năm qua gần đây, theo The Hindu.
Trong giai đoạn 2016-2017, loại gia vị này của Ấn Độ có giá cao tới 694 rupee/kg và dao động trong khoảng từ 350-400 rupee/kg trong vài năm sau đó. Đầu tháng 11 vừa qua, thị trường hồ tiêu Ấn Độ đã chứng kiến mức giá thấp đáng kể là 322 rupee/kg.
Theo FTA, Sri Lanka có thể xuất khẩu tới 2.500 tấn mỗi năm với mức thuế bằng 0. Trong khi đó, mức thuế là 8% theo hiệp định SAARC và 50% theo hiệp định ASEAN.