Giá tiêu hôm nay 11/5/2019: Trong nước đi ngang, thế giới nhích tăng nhẹ

(VOH) - Giá tiêu hôm nay 11/5/2019 tiếp đà đi ngang trong chuỗi ngày dài gần 1 tháng tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới nhích nhẹ.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng giá là 46.000 đồng/kg.

Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) ổn định ở mức 45.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) cũng không đổi là 45.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá ở ngưỡng 44.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước đi ngang là 45.000 đồng/kg.

Riêng Giá tiêu tại Gia Lai ổn định là 43.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

45,000

 

GIA LAI

— Chư Sê

43,000

 

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

45,000

 

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

46,000

                               

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

45,000

 

ĐỒNG NAI

— Tiêu

43,000

 

Ảnh minh họa: internet

Cục Xuất nhập khẩu cho hay tháng 4/2019, giá hạt tiêu đen trong nước giữ ổn định hoặc giảm (tùy địa phương). Chốt phiên giao dịch ngày 27/4/2019, giá hạt tiêu đen tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai và tỉnh Đồng Nai giảm 2,3% so với ngày 30/3/2019, xuống mức 43.000 đồng/kg, trong khi đó tại các khu vực khảo sát khác, giá hạt tiêu đen giữ ổn định ở mức 45.000 – 46.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do cung vượt cầu. Tại tỉnh Bình Phước, hiện có khoảng 20.000 tấn hạt tiêu vừa thu hoạch trong niên vụ mới 2019 chưa có đầu ra.

Dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu toàn cầu chưa thể phục hồi trở lại, song tốc độ giảm sẽ chậm lại. Tại Việt Nam – nước sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới, nhiều hộ gia đình đã và đang có sự chuyển đổi cây trồng hạt tiêu sang loại cây khác.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá hạt tiêu trong nước. Ngoài ra, các nước trồng hạt tiêu khác như Brazil, Campuchia cũng tăng diện tích. Tồn kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến nguồn cung dư thừa so với nhu cầu.

Giá tiêu thế giới tăng giảm trái chiều

Hôm nay 11/5/2019 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 50 Rupi/tạ, tương đương 0,13%, lên mức 37.150 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2019 đi ngang ở mức 37.000 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

37150

+50

0.13

0

37415

37150

37415

37100

05/19

37000

0

0.00

0

37100

37000

37000

37000
 

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này 3 tháng đầu năm 2019 đạt 3.429 tấn, trị giá 10,91 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc với tốc độ nhập khẩu tăng 74,9% về lượng và tăng 28% về trị giá, theo đó thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 53,3% trong tổng lượng nhập khẩu hạt tiêu Hàn Quốc, tăng so với 48% thị phần 3 tháng đầu năm 2018.

Trung Quốc là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 3 tháng đầu năm nay với lượng nhập khẩu đạt 1.201 tấn, trị giá 3,35 triệu USD, tăng 28,5% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018. Hiện thị phần hạt tiêu của Trung Quốc chiếm 35% trong tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu Hàn Quốc, thấp hơn so với 42,9% thị phần trong 3 tháng đầu năm 2018.

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc đẩy mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ các thị trường khác, trong đó đáng chú ý nhất là hai thị trường Indonesia và Brazil, tốc độ nhập khẩu tăng trưởng lần lượt 6.301,7% và 27.024,7% về lượng. Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Indonesia và Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Hàn Quốc chiếm tỷ trọng khá thấp 4,3% và 0,7%.

Qua số liệu phân tích trên có thể thấy Trung Quốc hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành hạt tiêu Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu 3 tháng đầu năm nay của Hàn Quốc giảm ở hầu hết các thị trường, nhưng tăng duy nhất từ thị trường Trung Quốc. Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam cần khuyến khích nông dân tham gia sâu vào các tổ hợp tác, hợp tác xã cũng như quá trình chế biến sản phẩm tiêu thành phẩm bán ra thị trường. Có như vậy, ngành hạt tiêu mới có thể nâng cao giá trị sản phẩm.

Giá tiêu hôm nay 10/5/2019: Trong nước và thế giới biến động trái chiều- Giá tiêu hôm nay 10/5/2019 tiếp đà đi ngang trong chuỗi ngày dài gần 1 tháng tại hầu hết các địa phương trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tăng giảm trái ...
Giá xăng dầu hôm nay 11/5/2019: Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, giá dầu trái chiều-Giá xăng dầu hôm nay diễn biến trái chiều trong bối cảnh lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc gia tăng, bất chấp nguồn cung toàn cầu thắt chặt do hoạt động lọc dầu của Mỹ tăng ...
Bình luận