Giá tiêu hôm nay giảm mạnh 500- 1.000 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 60.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 57.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 58.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 57.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 60.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 59.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 58.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
58,000 |
-1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
57,000 |
-1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
58,000 |
-1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
60,000 |
-500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
59.000 |
-500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
58, 000 |
-500 |
Sau phiên tăng nhẹ, giá hồ tiêu trong nước quay đầu giảm trong bối cảnh thị trường tài chính lo lắng trước khả năng tăng lãi suất của Fed, và dự báo kinh tế kém khả quan trong năm 2023. Bên cạnh đó, gần Tết Nguyên đán, thị trường trong nước trầm lắng. Thị trường điều chỉnh sau đợt tăng giá để xả hàng của các ông lớn, là những nguyên nhân khiến giá tiêu giảm.
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho thấy, châu Á là khu vực đứng đầu nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam trong năm 2022, đạt 105.916 tấn, tuy nhiên so với năm trước xuất khẩu giảm 12,3%. Các khu vực khác cũng có lượng nhập khẩu giảm tương tự bao gồm châu Mỹ, nhập 60.099 tấn, giảm 8,5%; châu Âu: 53.543 tấn, giảm 14,4% và châu Phi: 12.430 tấn, giảm 15,1%.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam đạt 54.686 tấn, giảm 8,5%. Tiếp theo là xuất khẩu sang Trung Quốc: 20.498 tấn, giảm 46,4%; UAE: 16.103 tấn, tăng 2,7%; Ấn Độ: 12.297 tấn, giảm 2,1%, Đức: 9.655 tấn, giảm 18,1%; Hà Lan: 8.103 tấn, giảm 20,1%…
Một số thị trường lớn có lượng nhập khẩu giảm bao gồm: Pakistan giảm 51,2%; Pháp giảm 46,2%; Úc giảm 45,3%; Ai Cập giảm 43,7%; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 35,9%; Nam Phi giảm 32,0%; Anh giảm 15,9%. Tuy nhiên cũng có một số thị trường có lượng nhập khẩu tăng như: Singapore tăng 717,6%; HongKong tăng 611,1%; đặc biệt là thị trường Nga mặc dù đang bị ảnh hưởng bởi xung đột Đông - Âu nhưng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng 21,1% đạt 6.291 tấn. Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng hàng đầu: Mỹ: 4.877 tấn, Đức: 4.223 tấn, Hà Lan: 2.856 tấn, Thái Lan: 2.324 tấn.
Năm 2022 là năm thứ 2 liên tiếp Olam là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu Việt Nam đạt 29.152 tấn, so với năm ngoái lượng xuất khẩu tăng 8,4%. Tiếp theo là Trân Châu: 25.717 tấn, tăng 8,0%; Nedspice: 16.845 tấn, giảm 16,6%; Phúc Sinh: 14.829 tấn, giảm 11,1%; Haprosimex JSC: 12.710 tấn, tăng 4,4%. Một số doanh nghiệp có lượng xuất khẩu tăng như Harris Freeman, DK, Prosi Thăng Long, Synthite Việt Nam, Jayanti…
Trong khi đó Liên Thành, Gia vị Sơn Hà, Intimex Group, Pitco, Simexco Đăk Lăk… là những doanh nghiệp có lượng xuất khẩu giảm. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam: 5.205 tấn, Trân Châu: 3.750 tấn, Nedspice: 3.700 tấn, Liên Thành: 1.944 tấn, Phúc Sinh: 1.851 tấn… Tính chung khối các doanh nghiệp trong VPA xuất khẩu chiếm 81,6% và giảm 7,3% so với năm 2021.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Trên thị trường thế giới, giá tiêu ngày 12/1 được Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.607 USD/tấn, tăng 0,39%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ ở mức 2.600 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok 6.317 USD/tấn, tăng 0,4%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.200 - 3.300 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.700 USD/tấn.
Theo Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, xuất khẩu tiêu của nước này trong 10 tháng đầu năm đạt 7.704 tấn, giảm 72,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, 86,3% khối lượng, tương ứng với 6.646 tấn được xuất khẩu sang Việt Nam. Những thị trường khác gồm Đức (928 tấn), Mỹ (26 tấn), Đài Loan (21 tấn),...
Các nhà sản xuất cho rằng nhu cầu đối với loại gia vị này đã bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, đồng Euro suy yếu so với USD và những biến động tỷ giá hối đoái khác.
Theo ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến các đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm và đẩy giá của loại gia vị này xuống mức trung bình 11.000 Riel/kg (tương ứng 2,64 USD/kg), giảm so với mức 15.000 - 16.000 Riel/kg của cùng kỳ năm ngoái.