Giá tiêu hôm nay 11/1/2023: Bất ngờ bật tăng 500 đồng/kg

(VOH)-Giá tiêu ngày 11/1 tăng 500 đồng/kg, giá hồ tiêu có xu hướng tăng nhẹ khi Tết Nguyên đán 2023 đang đến càng gần.

Giá tiêu hôm nay đứng yên, giá cao nhất ở ngưỡng 60.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  58.000 đồng/kg tại Đồng Nai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 59.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 58.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 60.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 59.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 58.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

59,000

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

58,000

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

59,000

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

60,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

59.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

58, 500

0

Giá tiêu hôm nay 11/1/2023
Ảnh minh họa: internet

Giá hồ tiêu có xu hướng tăng nhẹ khi Tết Nguyên đán 2023 đang đến càng gần. Nguyên nhân là do Trung Quốc mở cửa từ hôm 8/1 đã tăng mức tiêu thụ mặt hàng hồ tiêu. Ngoài ra, các "ông lớn" đang đẩy giá tăng nhẹ để xả hàng.

Hôm qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng đã công bố số liệu xuất nhập khẩu cho cả năm 2022 vừa qua.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 231.988 tấn hồ tiêu các loại, với tiêu đen đạt 201.995 tấn còn tiêu trắng đạt 29.993 tấn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 985,3 triệu USD, ( tiêu đen đạt 811,5 triệu USD còn tiêu trắng đạt 173,8 triệu USD). So với năm 2021, lượng xuất khẩu giảm 12,0% tương đương 31.704 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 3,9% tương đương 36,5 triệu USD.

Nước ta đã nhập khẩu 36.682 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt 32.623 tấn, tiêu trắng đạt 4.059 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 146,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, lượng nhập khẩu tăng 11.323 tấn tương đương với tăng 44,7%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trên thị trường thế giới, giá tiêu ngày 11/1 được Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết, tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung giảm nhẹ 0,08%, về mức 3.593 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này đang giảm 0,1%, xuống mức 6.292 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia không đổi, vẫn giữ ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này duy trì ở mức giá 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ ở mức 2.600 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.050 - 3.150 USD/tấn. Và giá tiêu trắng giữ mức 4.550 USD/tấn.

Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), sau ba tháng tăng liên tiếp, xuất khẩu tiêu của Brazil trong tháng 11/2022 đã giảm 23,1% so với tháng trước, xuống còn 7.587 tấn.

Tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu tiêu của Brazil đạt 77.173 tấn, trị giá 284,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 4,5% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá.

Trong tháng 11/2022, giá tiêu xuất khẩu của Brazil tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất 18 tháng khi chỉ đạt bình quân 2.969 USD/tấn, giảm 6,6% so với tháng trước đó và thấp hơn 26% so với cùng kỳ.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu Brazil đang được chào bán ở mức 2.500 USD/tấn, giảm so với 2.575 USD/tấn của tháng trước và thấp hơn đáng kể so với 3.050 - 3.150 USD/tấn của Việt Nam và 3.806 USD/tấn của Indonesia.

Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu tiêu lớn nhất của Brazil trong 11 tháng qua với khối lượng cao kỷ lục 17.666 tấn, trị giá 61,2 triệu USD, tăng 2,9 lần về lượng và 3,6 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính từ đầu năm 2022, gần 23% trong tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil đã được vận chuyển đến Việt Nam, tăng mạnh so với mức tỷ trọng chỉ khoảng 7,5% của cùng kỳ.

Tuy nhiên, xuất khẩu tiêu của Brazil sang một số thị trường khác lại giảm như: Mỹ giảm 53,4%, Đức giảm 57,3%, Hà Lan giảm 33,1%, Italy giảm 35,6%, Pháp giảm 46,1%...

Hạn chế lớn nhất của Brazil hiện nay đó là sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella trên tiêu đen, điều này khiến cho việc xuất khẩu vào các thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Việt Nam lại đang được biết đến như một trung tâm sản xuất và chế biến hồ tiêu của thế giới.