Chờ...

Giá tiêu hôm nay 12/12/2022: Xuất khẩu tiêu của Việt Nam có thể đạt 220.000-225.000 tấn

(VOH)-Giá tiêu ngày 12/12 lặng sóng phiên đầu tuần, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt 220.000-225.000 tấn.

Tuần qua, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên, giảm 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ. Tuần trước nữa, giá tiêu tăng 1.500 đồng/kg ở Gia Lai, tăng 1.000 đồng/kg tại những địa phương còn lại.

Giá tiêu hôm nay 12/12 đứng yên, giá cao nhất ở ngưỡng 62.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  59.000 đồng/kg tại Đồng Nai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 60.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 59.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 62.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 61.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 59.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

60,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

59,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

60,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

62,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

61.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

59, 000

0

Giá tiêu hôm nay 12/12/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo ước tính, xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt 220.000-225.000 tấn. Nếu vậy, đây là mức xuất khẩu thấp nhất tính từ 3 năm trở lại vì 2020 đạt 285.000 tấn và 2021 là 265.000 tấn, theo chiều giảm dần.

Từ năm 2020 trở lại đây, thị trường hồ tiêu trải qua nhiều biến động, từ 34 triệu đồng/tấn vào tháng 3/2020 lên đến 90 triệu đồng/tấn vào đầu năm ngoái và nay đang khá ổn định quanh mức 55-60 triệu đồng.

Theo các chuyên gia, thị trường trong nước có thể tiếp tục tiến triển tích cực dựa vào tín hiệu Fed sẽ không tăng lãi suất vào cuối năm nay. Việc đồng USD hạ nhiệt là tin vui giúp thị trường hàng hóa hồi phục trở lại, trong đó có hồ tiêu.

Ngoài ra, tình hình xuất khẩu tăng nhẹ cùng với nhu cầu tăng của Trung Quốc vào dịp cuối năm đã thúc đẩy thị trường tiêu Việt Nam sôi động hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, thị trường vẫn thận trọng khi đây là đợt tăng giá nhằm "thoát hàng" cho giới đầu cơ trước vụ mùa mới.

Thách thức trong tháng cuối năm 2022 với hồ tiêu còn rất nhiều. Ở trong nước, vốn vay khó khăn khiến giới đầu cơ thoát hàng, dòng vốn đổ về cà phê. Một lượng lớn vốn vẫn bị kẹt vào bất động sản, khi thời gian trước có thời điểm đầu cơ đua nhau bán hồ tiêu để ôm đất.

Ngoài ra, nỗi lo xung quanh tình hình lạm phát cùng viễn cảnh kinh tế 2023 không mấy tươi sáng khiến ngành hàng hồ tiêu không có nhiều hy vọng khởi sắc tích cực.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch ngày 12/12, Tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung duy trì ở mức 3.813 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này ở mức 6.006 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia vẫn neo tại mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 7.300 USD/tấn.

Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 không đổi, duy trì ở mức 2.625 USD/tấn.

Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l duy trì ở mức 3.150 - 3.250 USD/tấn. Và giá tiêu trắng vẫn đang chững lại tại mức 4.600 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), tác động của đại dịch COVID-19 đã giảm bớt trong thời gian gần đây nhưng thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023.

Trong bối cảnh đó, thách thức đặt ra cho tất cả các các loại hàng hóa, bao gồm cả hồ tiêu.

Cũng theo IPC, nguồn cung toàn cầu dự kiến ở mức tốt khi Brazil ghi nhận vụ thu hoạch kỷ lục và hàng dự trữ cuối năm ở mức cao có thể gây áp lực giảm giá tiêu.

Thị trường cũng đang hướng đến vụ mùa năm 2023, do đó theo quan điểm của IPC hãy bán và mua theo từng đợt thay vì đầu cơ quá mức. Đồng thời, tăng cường quảng bá ở những thị trường tiềm năng khác, nhằm bù đắp lượng hàng tồn kho dư thừa do Trung Quốc gây ra.

Tuy vậy, có nhiều hy vọng rằng Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu mua tiêu. Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ tiêu lớn nhất thế giới và những động thái của nước này sẽ tác động lên giá tiêu toàn cầu.

Tuần này thị trường hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng đang chờ đợi cuộc họp tháng 12 của Fed. Dự kiến cơ quan này sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp cuối cùng của năm 2022.

Trong những năm qua, sản lượng hồ tiêu thế giới cao nhất được báo cáo vào giai đoạn 2012-2021 với trung bình là 466.346 tấn. Trong đó, sản xuất từ ​​các quốc gia IPC khoảng 75% (tương đương 350.402 tấn), và các quốc gia sản xuất hạt tiêu khác khoảng 25% (tương đương 115.944 tấn).

Sản lượng hồ tiêu tăng đột biến trong thập kỷ trước do kết quả của việc mở rộng diện tích theo giá đạt đỉnh trong năm 2015/2016.