Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 58.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 56.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 56.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 56.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không đổi, dao động quanh ngưỡng 58.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang, dao động ở ngưỡng 57.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, lên mức 56.500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
56,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
56,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
56,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
58.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
57, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
56,500 |
+500 |
Giá tiêu tăng gần 4% do sản lượng dự kiến giảm khi người dân không đầu tư nhiều vào chăm sóc và tình hình mưa lũ ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, ngày 9/11, giá hạt tiêu đen tăng từ 1.500 – 2.000 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 2,8 – 3,8%) so với ngày 30/10.
Mức tăng 2.000 đồng/kg (tương đương mức tăng 3,8%) tại các huyện Eo H’leo tỉnh Đắk Lắk, huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, huyện Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, lên mức 54.000 – 54.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, giá hạt tiêu đen tăng 1.500 đồng/kg (tương đương mức tăng 2,8%), lên mức cao nhất 56.000 đồng/kg.
Giá hạt tiêu trắng ổn định ở mức 71.000 đồng/kg so với cuối tháng 10, nhưng tăng 8.000 đồng/ kg (tương đương mức tăng 12,7%) so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết tình trạng mưa lũ đe dọa các vườn trồng hạt tiêu trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do đó, khả năng tái canh cây tiêu thấp.
Tỉnh Đắk Nông được dự báo sản lượng tốt và ổn định so với các vùng trồng hạt tiêu khác trong kỳ thu hoạch mới.
Mặc dù vậy, dự báo sản lượng hạt tiêu của tỉnh Đắk Nông vẫn có khả năng giảm từ 10-15%.
Sự thiếu đầu tư và chăm sóc của người dân do giá hạt tiêu giảm mạnh thời gian qua, bên cạnh đó là biến đổi khí hậu, thời tiết khô hạn từ đầu năm 2020 đến hết tháng 5, khiến năng suất và sản lượng hạt tiêu của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm trong năm 2021.
Việc Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Thương mại tự do EVFTA đang đặt ngành hạt tiêu nước ta trước những cơ hội và thách thức mới.
Trong đó, vấn đề rào cản kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm cần được chú trọng. Những ngày đầu tháng 11, giá hạt tiêu đen trong nước tăng mạnh so với cuối tháng 10 do cơn bão ảnh hưởng đến một số vùng trồng hạt tiêu ở tỉnh Gia Lai.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực xuất khẩu hồ tiêu sang EU đạt 1,5 nghìn tấn tương đương 4,6 triệu USD, tăng 11% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kì năm 2019.
Cơ quan này nhận định thị trường hồ tiêu dù chưa thể tăng bật trở lại nhưng cũng có dấu hiệu tích cực sau khi nhiều quốc gia gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt với thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ.
Hơn nữa, Trung Quốc đẩy mạnh mua hồ tiêu sau thời gian nhập khẩu cầm chừng trong 3 tháng (tháng 6, 7, 8); đồng thời Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã và đang mở ra nhiều cơ hội khác cho ngành hồ tiêu.
Giá tiêu thế giới tăng
Hôm nay 13/11/2020, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 34.633,35 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 9/2020 phục hồi tăng 50Rupi/tạ, tương đương 0,14% lên ngưỡng 34.900 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
34633.35 |
0 |
0.00 |
0 |
34633.35 |
34633.35 |
34633.35 |
34633.35 |
9/2020 |
34900 |
+50 |
0.14 |
0 |
34900 |
34750 |
34750 |
34850 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/2013 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Các nông dân trồng tiêu đề nghị rằng, Cục Hồ tiêu Malaysia (MPB), hiện là một cơ quan liên bang, nên trở lại là một cơ quan trực thuộc Sarawak, Malay Mail đưa tin.
Ông Rolland Duat Jubin, thành viên của GPS-Meluan, đã gợi ý điều này sau khi nghe tin công ty con Sara Spice Sdn Bhd của MPB đang tiếp quản hoạt động thu mua hạt tiêu tại Malaysia.
Ông cho biết: “Tôi lo rằng động thái này sẽ khiến lợi ích của các tiểu thương bị gạt sang một bên bởi công ty thu mua sẽ chỉ quan tâm đến lợi nhuận của họ. Hơn nữa, những người muốn bán tiêu phải sử dụng bao tải của Sara Spice và điều này rất bất tiện cho các nông hộ nhỏ”.
Bên cạnh đó, Sara Spice còn muốn đưa các nhà đầu tư lớn đến mở trang trại lớn ở đây. Ông Rolland cho biết, đây rõ ràng là cách họ muốn làm ăn lớn chứ không phải cách để giúp đỡ các hộ sản xuất nhỏ.