Giá tiêu hôm nay 21/1/2020: “Lặng sóng” những ngày cận Tết

(VOH) - Giá tiêu ngày 21/1 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi giá tiêu thế giới giảm.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 41.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 39.000 đồng tại Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  ổn  định ở  ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang trong  mức 40.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 40.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đứng yên trong khoảng 39.000 đồng/kg.  Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

40,000

0

GIA LAI

— Chư Sê

39,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

40,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

41,500

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

40, 500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

39,000

0

Giá tiêu hôm nay 21/1/2020

Ảnh minh họa: internet

Trong tháng cuối năm 2019, giá tiêu đen tăng nhẹ tại thị trường Ấn Độ và Indonesia, trong khi giá tiêu trắng tăng nhẹ ở thị trường Indonesia, ổn định ở Malaysia,Việt Nam và giảm mạnh tại Trung Quốc, theo dữ liệu thống kê của IPC.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 12/2019 đạt 16.603 tấn hạt tiêu các loại, giảm 413 tấn, tức giảm 2,43 % so với tháng trước và tăng 4.027 tấn, tức tăng tới 32,02 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 40,1 triệu USD, tăng 0,06 triệu USD, tức tăng 0,16% so với tháng trước nhưng lại giảm 0,49 triệu USD, tức giảm 1,22 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 12/2019 đạt 2.416 USD/tấn, tăng 2,63% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 11/2019.

Tính chung về lượng, xuất khẩu cả năm 2019 đạt tổng cộng 283.836 tấn tiêu các loại, tăng 51.067 tấn, tức tăng 21,94 % so với khối lượng xuất khẩu cả năm 2018.

Tuy nhiên, về giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019 chỉ đạt tổng cộng 714,14 triệu USD, giảm 44,74 triệu USD, tức giảm 5,90% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018.

Như vậy, khối lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu trong năm 2019 đã thiết lập mức kỷ lục lịch sử.

Giá tiêu thế giới giảm

Hôm nay 21/1/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 480 Rupi/tạ, tương đương 1,38% về  mức 34.3350Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 1/2020 giảm 80 Rupi/tạ, tương đương 0,23%, về mức 34.180 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34335

-480

-1.38

0

34800

34335

34800

34815

1/2020

34180

-80

-0.23

0

34284.6

34180

34260

34260

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Năm 2019, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam, với thị phần 19,5%. Tiếp theo là thị trường Ấn Độ, Đức, Hà Lan… Xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các thị trường đều tăng về khối lượng nhưng lại giảm về giá trị, do ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá hồ tiêu trên thế giới.

Điểm nhấn của xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong năm 2019 là sự tăng trưởng đáng kể xuất khẩu sang thị trường Đức về cả khối lượng và giá trị trong bối cảnh giá hồ tiêu toàn cầu đang có xu hướng giảm.

Bên cạnh thị  trường Đức, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các thị trường gồm Thái Lan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mức tăng trưởng cao. Trong đó, xuất khẩu hồ tiêu sang Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đến 89,4% về lượng và tăng 46% về giá trị; xuất khẩu sang Nga tăng 40,6% về  lượng và tăng 10,3% về  giá trị; xuất khẩu sang Thái Lan tăng 34,8% về lượng và tăng 0,6% về giá trị.

Đáng chú ý, năm 2019, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU (EVFTA) đã chính thức được ký kết vào ngày 30/6/2019. Điều này được kỳ vọng sẽ  tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội tốt cho ngành hồ  tiêu Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu sang khu vực châu Âu, đặc biệt là thị  trường Đức. Trong đó, Việt Nam có thể gia tăng sức cạnh tranh trong khối EU so với các đối thủ nằm ngoài EVFTA nhờ hàng rào thuế quan được gỡ  bỏ. Hiện nay, thị trường EU đang áp dụng mức thuế suất 4% đối với mặt hàng tiêu xay nhập khẩu; sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế suất  này ngay lập tức sẽ được xóa bỏ đối với các sản phẩm tiêu nhập khẩu từ Việt Nam.

Việc Việt Nam tham gia EVFTA cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu mở rộng thị trường và tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến hồ tiêu.

Trong năm tới, giá tiêu được dự báo sẽ khó có khả năng phục hồi, do nguồn cung hồ tiêu toàn cầu vẫn còn dồi dào và nhu cầu của các nước tiêu dùng chưa có dấu hiệu sẽ tăng trưởng mạnh.

Vụ thu hoạch năm 2020 đang đến gần, nhưng người dân vẫn hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng trong 11 ngày đầu tháng 12/2019 tại thị trường nội địa tăng so với tháng 11/2019.

Ngày 11/12/2019, giá hạt tiêu đen tăng 1,2% so với ngày 30/11/2019 và tăng từ 2,4 - 3,9% so với ngày 11/11/2019. Giá hạt tiêu trắng ở mức 63.500 đồng/kg, ổn định so với cuối tháng 11/2019, nhưng vẫn thấp hơn so với mức 87.000 đồng/kg của cùng kỳ năm 2018.

Giá tiêu hôm nay 20/1/2020: Thị trường tiêu thụ chậm trước Tết Nguyên đán- Giá tiêu ngày 20/1 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi giá ...
Giá cà phê hôm nay 21/1/2020: Bất ngờ giảm 300 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam - Giá cà phê ngày 21/1 bất ngờ đi xuống, giảm 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây ...
Bình luận