Hôm nay mức giá cao nhất 47.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 44.000 đồng tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg về mức 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng giảm 500 đồng/kg về ngưỡng 44.500 đồng/kg.
Trong khi đó, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức 47.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước ổn định ở ngưỡng 46.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng ở ngưỡng 46.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
46,000 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
44,500 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
46,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
47,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
46,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
44,000 |
-500 |
Ảnh minh họa: internet
Theo Cục Xuất nhập khẩu, đầu tháng 6, giá tiêu đen và tiêu trắng trên thị trường thế giới tăng so với tháng 5. Cụ thể, tại Brazil, ngày 10/6 giá tiêu đen xuất khẩu của Brazil tăng 6,7% so với ngày 31/5 lên mức 2.400 USD/tấn.
Tại Indonesia, ngày 10/6, giá tiêu đen xuất khẩu tại cảng Lampung ASTA ở mức 2.573 USD/tấn, tăng 1,1% so với ngày 31/5 và tăng 2,4% so với ngày 10/5.
Tại Việt Nam, ngày 11/6 giá tiêu đen loại 500 g/l và 550 g/l tăng lần lượt 4,4% và 4,3% so với ngày 31/5, lên mức 2.350 USD/tấn và 2.415 USD/tấn. Giá tiêu trắng xuất khẩu tăng 3% so với ngày 31/5, lên mức 3.430 USD/tấn, so với ngày 10/5 tăng 6,9%.
Đầu tháng 6/2019, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước tăng từ 1,1-2,3% so với ngày 31/5/2019. Ngày 11/6/2019, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước thấp nhất ở mức 44.000 đ/kg tại tỉnh Đồng Nai; giá cao nhất ở mức 46.000 đ/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giá hạt tiêu trắng ở mức 71.000 đ/kg, thấp hơn so với mức giá 97.000 đ/kg cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, lượng đạt gần 23,8 nghìn tấn, trị giá 66,5 triệu USD, tăng 26,8% về lượng, nhưng giảm 6,4% về trị giá.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5, xuất khẩu hạt tiêu đạt 38 nghìn tấn, trị giá 93,43 triệu USD, tăng 1,9% về lượng, nhưng giảm 0,7% về trị giá so với tháng 4/2019, tăng 64,6% về lượng và tăng 24,3% về trị giá so với tháng 5/2018.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 146 nghìn tấn, trị giá 376,37 triệu USD, tăng 33% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.
Tháng 5, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.458 USD/tấn, giảm 2,6% so với tháng 4/2019 và giảm 24,5% so với tháng 5/2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.579 USD/tấn, giảm 25,8% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Tháng 5, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với tháng 5/2018. Cụ thể: Xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ tháng 5 đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 13,58 triệu USD, tăng 13,5% về lượng, nhưng giảm 7,1% về trị giá.
Giá tiêu thế giới giảm
Hôm nay 27/6/2019 lúc 8h50, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 420Rupi/tạ,tương đương 1,15%, về mức 36.100 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2019 đi ngang ở ngưỡng 36.200 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
36100 |
-420 |
-1.15 |
0 |
36100 |
36100 |
36100 |
36520 |
05/19 |
36200 |
0 |
0.00 |
0 |
36220 |
36200 |
36200 |
36200 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) 2 tháng đầu năm 2019, Hà Lan giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, Đức, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tăng nhập khẩu từ Brazil, Tây Ban Nha, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.
Cụ thể, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hà Lan trong 2 tháng đầu năm 2019, đạt 839 tấn, trị giá 3,5 triệu USD, giảm 4,0% về lượng và giảm 33,2% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.
Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hà Lan giảm từ 20,5% trong 2 tháng đầu năm 2018, xuống còn 20,1% trong 2 tháng đầu năm 2019. Brazil là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hà Lan trong 2 tháng đầu năm 2019, với lượng nhập khẩu đạt 826 tấn, trị giá 2,08 triệu USD, tăng 10,1% về lượng, nhưng giảm 29,8% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018.
Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Hà Lan 2 tháng đầu năm 2019 chiếm 19,8%, tăng so với 17,6% trong 2 tháng đầu năm 2018.
Tây Ban Nha là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Hà Lan với lượng nhập khẩu đạt 574 tấn, trị giá 1,59 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2019, tăng 38,9% về lượng và tăng 23,6% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2018. Thị phần hạt tiêu Tây Ban Nha trong tổng lượng nhập khẩu Hà Lan tăng từ 9,7% trong 2 tháng đầu năm 2018, lên 13,8% trong 2 tháng đầu năm 2018.