Giá tiêu hôm nay 3/6/2023: Dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ tiếp tục giảm

VOH - Giá tiêu ngày 3/6 trong nước giảm 500 đồng/kg và thế giới vẫn không thay đổi.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo, dao động trong mức 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73.500

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

72.000

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73.500

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74.500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72.500

-500

Giá tiêu hôm nay 3/6/2023: Dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ tiếp tục giảm 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá tiêu trong nước hôm nay quay đầu giảm 500 đồng/kg tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Đây là phiên giảm giá thứu 2 liên tiếp trong tuần qua.

Thị trường hồ tiêu trong nước trải qua tuần biến động mạnh khi tăng vào đầu tuần và giảm trong 2 phiên cuối tuần.

Thị trường hồ tiêu vừa trải qua tháng tăng trưởng ấn tượng. Trong tháng 5/2023, các đơn vị thu mua liên tục có những đợt gom hàng. Điều này đẩy thị trường trong nước lấy lại các mốc 70.000, 76.000 đồng/kg.

Những phiên cuối tháng, lực mua gom giảm cùng với đồng USD mạnh khiến thị trường điều chỉnh giảm nhẹ, nhưng lại tăng trở lại ngay sau đó. Kết thúc tháng 5/2023, giá tiêu trong nước tăng trung bình 5.500 - 6.000 đồng/kg.

4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sụt giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 14 triệu USD, giảm gần 44% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy xuất khẩu giảm mạnh nhưng giá hồ tiêu trong nước lại bất ngờ tăng cao so với hồi đầu năm vì nguồn cung thấp hơn cầu. Hiện giá tiêu nông dân bán tại vườn là 75 ngàn đồng/kg, tăng 15 ngàn đồng/kg so với dịp đầu năm. Xuất khẩu gặp khó khăn nhưng giá tiêu vẫn tăng do nguồn cung giảm mạnh, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, nguồn cung hồ tiêu đã giảm khoảng 50% so với trước.

Sản lượng tiêu niên vụ 2022 - 2023 dự báo tăng 10% lên khoảng 200.000 tấn nhờ các yếu tố thời tiết thuận lợi.

Tại một số địa phương đang diễn ra xu hướng chặt bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây ăn trái khác cho thu nhập cao hơn, đặc biệt là sầu riêng. Nếu việc chặt tiêu để chuyển sang trồng cây ăn quả kéo dài thì có thể trong ba năm tới nguồn cung sẽ thiếu hụt.

Sản lượng hạt tiêu của Việt Nam nếu giảm sâu do làn sóng chuyển dịch cây trồng diễn ra mạnh mẽ có thể khiến nông dân “lỡ sóng” giá tiêu.

Dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ tiếp tục giảm do diện tích hồ tiêu già cỗi ngày càng tăng, biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường cũng là yếu tố làm giảm năng suất cây trồng này.

Một số công ty xuất khẩu hồ tiêu dự báo, từ nay đến vụ thu hoạch niên vụ mới, giá tiêu sẽ tiếp tục theo đà tăng vì nguồn cung ngày càng giảm. Xuất khẩu hồ tiêu sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới. Thị trường sẽ có thay đổi là giảm về sản lượng nhưng giá trị sẽ tăng lên.

Giá tiêu thế giới

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 3/6, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.581 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.091 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia giao dịch trong nước và quốc tế giảm trong tuần trước. Giá tiêu nội địa của Malaysia giảm. Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi.

Còn giá tiêu đen nội địa Việt Nam ghi nhận chiều hướng tăng trong tuần trước. Trong khi các loại khác vẫn ổn định. Cuối tuần vừa qua, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế cũng điều chỉnh giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm 50 USD/tấn.

Brazil là quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam chiếm 66,7%, tương đương 5.213 tấn, so cùng kỳ lượng nhập khẩu từ Brazil tăng 57%.

Lượng nhập khẩu từ Campuchia và Indonesia đều giảm lần lượt 57% và 38,9%, đạt mức tương ứng là 1.252 tấn và 692 tấn.

Thị trường hồ tiêu tuần này có phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu nội địa Malaysia được báo cáo với xu hướng giảm. Giá hạt tiêu Ấn Độ tiếp tục được báo cáo có xu hướng tăng trong 2 tuần qua. Cả giá trong nước và quốc tế của Indonesia được báo cáo ổn định kể từ tuần trước.

Dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 5/2023 đạt 13.568 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 23,23 triệu USD.

Xuất khẩu 4,5 tháng đầu năm lên đạt 116.106 tấn, tăng 33,35% về lượng và giảm 12,16% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.876 USD/tấn, giảm 8,90% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 4/2023.

Hiện các nhà nhập khẩu có dấu hiệu tăng cường mua hàng với những đơn hàng xa trong quý III và quý IV/2023, tuy nhiên, lượng giao dịch không nhiều.

Việc chặt bỏ cây tiêu ồ ạt còn tiềm ẩn rủi ro Việt Nam để mất thị phần vào tay đối thủ, đặc biệt là Brazil.

Hồ tiêu của Brazil vẫn tăng khoảng 400 - 500 USD ở mỗi chiều trong suốt một tuần với các ưu đãi còn rất hạn chế.

Xuất khẩu hạt tiêu tháng 4/2023 của Brazil Brazil đạt khoảng 8.563 tấn hạt tiêu, đưa mức xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm nay lên mức 28.820 tấn, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hồ tiêu Brazil cao nhất là Việt Nam, với khoảng 5.378 tấn trong 4 tháng đầu năm. Tiếp theo là Senegal với khoảng 3.685 tấn trong cùng kỳ.

Theo số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), Mỹ đã nhập khẩu  tổng cộng 11.612 tấn hồ tiêu trong hai tháng đầu năm 2023, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, quốc gia này tiếp tục tăng nhập khẩu tiêu từ Việt Nam và giảm nhập khẩu từ các nguồn cung khác.

Nhập khẩu tiêu của Mỹ đã được ghi nhận tăng nhẹ, nhưng nỗi lo lạm phát  và suy thoái vẫn đè nặng lên triển vọng tiêu thụ của thị trường gia vị tại nền kinh tế số một thế giới này.

Brazil có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích như thời tiết, đất đai rộng lớn, tập trung, không bị phân bố rải rác như Việt Nam, chi phí đất nông nghiệp cũng rẻ. Do đó, việc mở rộng sản lượng của Brazil rất dễ dàng, nhanh chóng và rẻ hơn rất nhiều so với Việt Nam.

Hiện Brazil là quốc gia xuất khẩu  hồ tiêu lớn thứ hai thế giới, sau Việt Nam với thị phần 21%. Một vấn đề mà nước này chưa thể giải quyết đó là dư lượng chất Ethylene Oxide (ETO).

Việt Nam có năng lực xử lý ETO, vì vậy Brazil đang phải xuất khẩu tiêu sang các nhà máy Việt Nam để khử chất này.