Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá tiêu hôm nay 31/5/2023: Chuỗi ngày tăng thứ 2 ở Đông Nam Bộ

VOH - Giá tiêu ngày 31/5 trong nước tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ và giữ nguyên tại các tỉnh Tây Nguyên, giảm nhẹ tại Indonesia nhưng duy trì ổn định tại các quốc gia khác.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 75.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 72.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong mức 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 75.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

74.000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

72.500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

74.000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

75.000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

73.000

+500

Giá tiêu hôm nay 31/5/2023: Chuỗi ngày tăng thứ 2 ở Đông Nam Bộ 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá tiêu trong nước hôm nay tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ, giữ nguyên ở những địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua.

Nguyên nhân của đà tăng vẫn đến từ mối lo ngại về nguồn cung thiếu hụt.

Nguồn cung dự báo thiếu hụt tiếp tục giúp giá tiêu nội địa tại Việt Nam duy trì ở mức cao so với đầu vụ thu hoạch.

Dự báo nguồn cung tiếp tục giảm do diện tích hồ tiêu già cỗi ngày càng tăng, biến đổi khí hậu khiến thời tiết thất thường cũng là yếu tố làm giảm năng suất cây trồng này.

Từ nay đến vụ thu hoạch niên vụ mới, giá tiêu tiếp tục theo đà tăng vì nguồn cung ngày càng giảm. Xuất khẩu hồ tiêu sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới. Thị trường sẽ có thay đổi là giảm về sản lượng nhưng giá trị sẽ tăng lên.

Theo nhiều hộ trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện giá tiêu tăng cao nhưng nông dân trồng tiêu hầu như không được hưởng lợi. Vì sau nhiều năm thua lỗ, nông dân đã cạn vốn nên xong vụ thu hoạch đều bán cho thương lái chứ không trữ lại chờ giá cao như nhiều năm trước.

Gần đây, giá tiêu bán ra thị trường tăng lên mức nông dân có lợi nhuận nhưng không ai còn mặn mà giữ hoặc tái đầu tư lại cây trồng này, đa số vườn tiêu già cỗi nông dân đều chuyển sang trồng cây ăn trái.

Chuyên gia nhận định rằng, nếu việc chặt tiêu để chuyển sang trồng cây ăn quả kéo dài thì có thể trong 3 năm tới nguồn cung hồ tiêu sẽ thiếu hụt. Nếu sản lượng của Việt Nam giảm sâu trong 3 năm tới do làn sóng chuyển dịch cây trồng có thể khiến nông dân thua thiệt. Với mức giá ở thời điểm hiện tại, người nông dẫn đã có lời.

Mức hiệu quả kinh tế của cây trồng này vẫn bị đánh giá thấp hơn nhiều cây trồng khác (chẳng hạn như sầu riêng). Do đó, cây hồ tiêu vẫn chưa thể hấp dẫn người trồng tăng diện tích.

Giá tiêu thế giới

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 31/5, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.589 USD/tấn, tăng 0,03%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.105 USD/tấn, tăng 0,03%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới giảm nhẹ tại Indonesia nhưng duy trì ổn định tại các quốc gia khác.

Trong quý I/2023, nguồn cung hạt tiêu cho Trung Quốc có sự chuyển dịch sang các thị trường Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tốc độ nhập khẩu từ các thị trường trên ghi nhận mức tăng trưởng cao lên đến 3 con số.

Cụ thể, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Indonesia trong quý I/2023 đạt 954 tấn, trị giá 4,04 triệu USD, tăng 209,5% về lượng và tăng 161,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ mức 21,22% ghi nhận vào quý I/2022 lên mức 60,15% trong quý I/2023.

Trung Quốc đã giảm nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam, được ghi nhận ở mức 472 tấn, trị giá 1,79 triệu USD trong quý I/2023, giảm 17,4% về lượng và giảm 34,4% về trị giá so với quý I/2022.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm từ 39,36% trong quý I/2022 xuống 29,75% trong quý I/2023.

 

Bình luận