Tuần qua giá tiêu tăng trở lại, tăng từ 500 - 1.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 59.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 56.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 57.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 56.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 59.500 đồng/kg
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 58.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 57.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
57,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
56,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
57,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
59,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
58.500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
57, 000 |
0 |
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 1/2023 đạt 8.925 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 30,26 triệu USD, tăng 35,54% về lượng nhưng lại giảm 3,45% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các chuyên gia, vụ hồ tiêu năm nay bước vào thu hoạch trong bối cảnh đồng USD hồi phục, nhập khẩu từ Trung Quốc chưa cải thiện rõ rệt, lạm phát cao và nhu cầu suy giảm trên thế giới sẽ cản trở giá hồ tiêu.
Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên sau Tết Nguyên đán, thị trường trong nước cho thấy sự khởi sắc. Nguyên nhân bởi bức tranh về sản lượng vụ mới dần "hé màn". Trong đó chủ đạo là mất mùa.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.391 USD/tấn, giảm 5,73% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 12/2022.
Cùng thời điểm này năm ngoái, ngày 6/2/2022, thị trường trong nước dao động trong khoảng 80.000 - 82.500 đồng/kg. Lúc này nông dân rất phấn khởi khi bước vào vụ thu hoạch mới. Sau 1 năm, thị trường mất đến hơn 20.000 đồng/kg, người dân bước vào vụ thu hoạch năm nay với nhiều lo lắng. Vì giá tiêu giảm đi trong khi các chi phí lại có chiều hướng tăng.
Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận giá tiêu hiện ở mức thấp, chỉ từ 58-59 ngàn đồng/kg, trong khi đó, nguồn nhân công thuê để thu hoạch khan hiếm, giá thuê cao từ 280-300 ngàn đồng/người/ngày, khiến cho nguồn thu không đủ chi phí thuê nhân công. Tiêu chín sớm không có người thu hoạch gây khó khăn cho nông dân.
Công hái tiêu tại địa phương hiện được trả từ 280-300 nghìn đồng/ngày. Chủ vườn còn hỗ trợ thêm tiền mua nước uống, ăn trưa cho lao động ở xa tới hái tiêu. Lao động trẻ ở địa phương hiện nay chủ yếu đi làm ở nhà máy, xí nghiệp. Số còn lại thì đi làm những công việc khác có thu nhập cao hơn, đỡ nguy hiểm hơn vì việc hái tiêu phải lep trèo trên cao.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận, tính đến nay, canh tác gần 10.700 ha hồ tiêu, giảm hơn 800 ha so với đầu năm 2022.
Ngành nông nghiệp khuyến cáo, thị trường hồ tiêu luôn bấp bênh lên xuống thất thường, do đó, bà con nông dân trồng tiêu cần thận trọng trong việc tái đầu tư, tránh đầu tư cao, chuyển qua các hình thức đầu tư trung bình và đầu tư thấp, tập trung, chú trọng chăm sóc, phục dưỡng những diện tích tiêu đang cho năng suất ổn định, nhằm phát triển bền vững, để tránh rủi ro.
Đối với những diện tích tiêu già cỗi, không còn phù hợp bà con nông dân nghiên cứu để chuyển đổi cây trồng sao cho phù hợp, tránh để lãng phí diện tích đất mà năng suất, chất lượng vườn cây không còn.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Theo khảo sát thị trường tiêu ngày 6/2, tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung giảm nhẹ 0,19%, về mức 3.683 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này giảm 0,21%, ở mức 6.209 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ ở mức 2.800 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.250 - 3.350 USD/tấn. Và giá tiêu trắng có mức 4.750 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay được Cộng đồng Hồ tiêu thế giới niêm yết giảm nhẹ ở Indonesia và đi ngang ở các quốc gia khác.
Đánh giá về thị trường hồ tiêu thế giới tuần qua cho thấy triển vọng khá tích cực khi không có quốc gia nào báo cáo giảm.
Nhật Bản là một trong những nước châu Á nhập khẩu hồ tiêu với số lượng lớn. Hầu hết tiêu nhập khẩu vào Nhật Bản được sử dụng cho tiêu dùng trong nước, phần còn lại với số lượng rất nhỏ được sử dụng cho mục đích kinh doanh tái xuất khẩu.
Năm 2022, trong khi nhu cầu nhập khẩu tiêu của nhiều thị trường lớn sụt giảm thì Nhật Bản vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (IPC) cho thấy, Nhật Bản đã nhập khẩu 10.385 tấn hồ tiêu trong 11 tháng năm 2022, tăng 29,1% so với năm 2021.
Gần 40% khối lượng được nhập khẩu từ Malaysia với 4.133 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ. Kế đến là Indonesia đạt 3.095 tấn, tăng 24,9% và chiếm gần 30% thị phần.
Việt Nam đứng ở vị trí thứ ba với 2.797 tấn, tăng 30,7% và chiếm 26,9% thị phần nguồn cung hồ tiêu xuất khẩu vào Nhật Bản.
Với sự phát triển của ngành gia vị, nhu cầu tiêu đen của Nhật Bản chủ yếu được đáp ứng bởi hàng nhập khẩu. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu tiêu, trong đó có Việt Nam.