Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã giảm 1.000 đồng/kg về mức 51.000 đồng/kg
Trong khi đó, giá tiêu tại các tỉnh Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước vẫn ổn định ở mức 51.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu tại Gia Lai, Đồng Nai vẫn ổn định và có mức giá thấp trong vùng là 50.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa: internet
Theo Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên – WASI, toàn vùng Tây Nguyên hiện có hơn 92.992 ha hồ tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, trong đó diện tích tiêu đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch 50.099 ha. Thống kê đến đến cuối tháng 12/2018, có hơn 3.500 ha hồ tiêu bị chết, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng. Hiện các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000 ha cây hồ tiêu đang nhiễm bệnh nên khả năng diện tích tiêu bị chết sẽ còn tăng lên.
Theo TS Trương Hồng – Viện trưởng WASI, một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nông hộ bất chấp khuyến cáo, ồ ạt mở rộng diện tích cây hồ tiêu tăng lên gấp nhiều lần so với quy hoạch, mà các ngành chức năng không cản được. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk mới tăng lên mức 15.000 ha hồ tiêu, nhưng hiện đã thực trồng hơn 38.600 ha. Tỉnh Đắk Nông quy hoạch đến năm 2025 đưa diện tích tiêu tăng lên 13.000 ha, nhưng nay đã là 35.000 ha. Tỉnh Gia Lai quy hoạch đến năm 2020 là 6.000 ha, nay đã tăng lên gần 16.322 ha.
Ông Trương Thanh Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, người dân tỉnh Đắk Nông đã trồng mới hơn mười nghìn ha hồ tiêu. Nhiều diện tích trồng mới không kiểm soát được chất lượng giống, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng nên tiềm ẩn dịch bệnh lây lan làm nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Trong khi đó, việc phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, nông dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng để tăng năng suất, sản lượng.
Theo Sở NN và PTNT Lâm Đồng, tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh theo thống kê mới đây ước đạt trên 2.043 ha, tăng 13% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 700 ha, diện tích trồng mới, chuyển đổi khoảng 433 ha, năng suất bình quân hồ tiêu ước đạt 2,75 tấn/ha với sản lượng gần 2.000 tấn/năm.
Điểm đáng chú ý là hiện nay tỉnh Lâm Đồng chưa xây dựng quy hoạch phát triển riêng cho cây hồ tiêu. Việc phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn 12 huyện, thành phố trong tỉnh vì vậy đều do người nông dân tự phát chuyển đổi, trồng xen với một số loại cây trồng khác là chủ yếu.
Giá tiêu thế giới vẫn không đổi
Hôm nay 7/1/2018 lúc 9h45 giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 12 vẫn ổn định ở mức 38.535 Rupi/tạ. Song song đó, giá tiêu giao tháng 1/2019 cũng ổn định ở mức 38.272 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Bộ Thương mại Ấn Độ, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của nước này 10 tháng năm 2018 đạt mức 5,47 USD/tấn, tăng 0,2% so với 10 tháng năm 2017. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Sri Lanka đạt mức 7,06 USD/kg, tăng 9,2%, Indonesia đạt mức 4,50 USD/kg, tăng 11%, Brazil tăng 9,6%, lên mức 6,11 USD/kg, Tây Ban Nha đạt 3,66 USD/kg, tăng 5,3%.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ trong 10 tháng năm 2018 từ nhiều thị trường giảm so với cùng kì năm 2017 như: Việt Nam giảm 19,1%, xuống mức 4,33 USD/kg, Ecuador giảm 10,7%, xuống mức 5,08 USD/kg, Trung Quốc giảm 16,3%, đạt mức 1,85 USD/kg, Hà Lan giảm 64,7%.
Cơ cấu nguồn cung hạt tiêu: 10 tháng năm 2018, hạt tiêu của Sri Lanka tại Ấn Độ chiếm tỷ trọng 39,1% trong tổng lượng nhập khẩu, tăng so với 35,6% thị phần 10 tháng năm 2017. Thị phần hạt tiêu của Brazil tại Ấn Độ tăng từ 4,2% trong 10 tháng năm 2017, lên 5,2%; Thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại Ấn Độ giảm từ 36,4% trong 10 tháng năm 2017, xuống 34,7% trong 10 tháng năm 2018.