Giá tiêu hôm nay 9/2/2023: Đồng loạt vụt tăng đến 1.000 đồng/kg

(VOH)-Giá tiêu ngày 9/2 tăng 500 – 1.000 đồng/kg do thi trường ảm đạm, sản lượng tiêu thấp, đẩy giá tiêu tăng cao.

Giá tiêu trong nước hôm nay tăng 500- 1.000 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 61.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  57.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 59.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 57.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 61.000 đồng/kg

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 60.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 58.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

59.500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

57.500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

59.500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

61.000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

60.500

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

58.500

+500

Giá tiêu hôm nay 9/2/2023
Ảnh minh họa: internet

Vụ thu hoạch năm nay sản lượng thấp đã khiến thị trường đi lên ngay sau Tết Nguyên đán. Ngày càng nhiều thông tin về những "thủ phủ hồ tiêu" rơi vào ảm đạm

Canh tác gần 6ha với gần 5.000 trụ tiêu, nhưng không khí thu hoạch hồ tiêu của gia đình anh Phạm Văn Hải tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song không nhộn nhịp, sôi động như mọi năm. Theo ước tính của anh Hải, năm nay sản lượng hồ tiêu của gia đình giảm khoảng 50% so với năm ngoái nên thu nhập từ cây trồng này sẽ giảm khoảng 2/3 so với niên vụ 2021-2022.

Tình trạng của gia đình anh Hải cũng là thực trạng chung của các hộ trồng hồ tiêu trên địa bàn xã Nâm N'Jang trong niên vụ này. Theo bà con nông dân, lý do chính khiến vụ tiêu năm nay mất mùa là do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan tác động vào giai đoạn hồ tiêu ra hoa, đậu quả khiến cây trồng không đạt sản lượng như kỳ vọng.

Ngành nông nghiệp địa phương cho biết, đến nay cả huyện thu hoạch được 60-70 % diện tích, do mất mùa nên sản lượng chỉ đạt từ 40-50% so với vụ trước. Cơ quan chức năng đang vận động người dân chủ động thu hoạch dứt điểm vụ tiêu năm nay để lên kế hoạch chăm sóc cho niên vụ tiêu mới đảm bảo năng suất và sản lượng.

Sản lượng thấp ngày càng hiện rõ sau những phản ánh ở Bà Rịa, Đắk Nông, Gia Lai trong tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại Đồng Nai.

Nhiều vùng trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc, huyện Tân Phú, TP Long Khánh…đang rộ vụ thu hoạch. Các vùng trồng tiêu trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ cho thu hoạch sớm hơn nên đang vào cuối vụ.

Thu hoạch năm nay, nông dân trồng tiêu trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do giá tiêu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, vào thời điểm rộ vụ thu hoạch như hiện nay, giá tiêu tiếp tục giảm so với hồi đầu vụ.

Giá tiêu bán tại vườn dao động ở mức 55.000 - 57.000 đồng/kg, giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với hồi đầu vụ. Mức giá này thấp hơn khoảng 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá này, nông dân trồng tiêu đang lỗ hơn 10.000 đồng/kg tiêu vì chi phí đầu vào từ phân bón đến công thu hoạch đều tăng cao so với mọi năm.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch ngày 9/2, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.628 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok 6.117 USD/tấn, tăng 0,11%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.750 USD/tấn.

Tại Nam Á, giá tiêu Ấn Độ ổn định trong tuần trước sau 3 tuần tăng. Trong khi giá tiêu nội địa Sri Lanka ổn định sau 2 tuần tăng.

Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng từ tuần trước. Trong khi đó, giá tiêu trắng ổn định.

Giá tiêu nội địa Malaysia tiếp tục tăng trong 6 tháng qua. Giá tiêu xuất khẩu Malaysia vẫn ổn định và không thay đổi.

Dith Tina, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Malaysia, bày tỏ sự vui mừng về độ phổ biến của hạt tiêu hữu cơ được trồng tại địa phương,

Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF) nhận định, xuất khẩu hạt tiêu giảm là do yếu tố giá cả và suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu.

Ông nói thêm, trước đại dịch COVID-19, Campuchia có tổng diện tích trồng hồ tiêu gần 7.000ha nhưng nay đã giảm khoảng 10 - 20%.

Hiện tại, hồ tiêu được trồng ở 18 tỉnh của Campuchia, trong đó Mondulkiri, Ratanakkiri, Tbong Khmum và Kampot có nhiều đất canh tác nhất.