Giá tiêu ngày 10/1/2022: Đứng giá

(VOH) - Giá tiêu ngày 10/1 ổn định. Thị trường ít biến động khi thị trường còn hoạt động thêm hơn chục ngày nữa sẽ bước vào kỳ nghỉ.

Sáng nay 10/1, giá tiêu trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua. Sau 4 ngày suy giảm liên tiếp từ đầu năm, thị trường đi ngang dịp cuối tuần trước.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 80.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  77.000 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78,000

0

Giá tiêu hôm nay 10/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Tổng kết tuần đầu tiên năm 2022, giá tiêu giảm 2.000 tại Đông Nam Bộ, giảm 2.500 đồng/kg ở Tây Nguyên. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết với giá không thay đổi từ kỳ nghỉ Giáng sinh 2021 đến nay.

Hiện nay còn 3 tuần nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, thị trường còn hoạt động thêm hơn chục ngày nữa sẽ bước vào kỳ nghỉ. Sau Tết là vụ thu hoạch rộ của hồ tiêu trong nước, thị trường kỳ vọng dòng tiền từ cà phê dồn sang sẽ sôi động hơn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định: Năm 2022, giá xuất khẩu hồ tiêu sẽ tiếp tục giữ ở mức cao, doanh nghiệp được hưởng lợi từ yếu tố này dù số lượng hồ tiêu xuất đi có thể giảm sút.

Tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, châu Âu (EU), UAE dự báo nhiều tín hiệu lạc quan. Đặc biệt là tại thị trường Hoa Kỳ, dù Hoa Kỳ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số nước sản xuất như Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, tuy nhiên số lượng hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Theo Bộ Công Thương, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã thích nghi và tìm ra phương án xúc tiến thương mại phù hợp, hiệu quả, nên xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung, hồ tiêu nói riêng sẽ có nhiều đột phá trong năm 2022.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 12/2021 xuất khẩu tiêu đạt 15 nghìn tấn, trị giá 71 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 7% về trị giá so với tháng 11.

Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020. Theo đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng mạnh 70% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung cả năm 2021, giá tiêu xuất khẩu đạt 3.593 USD/tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Với diễn biến tích cực này, giá tiêu xuất khẩu năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung khan hiếm, nhiều nước sản xuất chính có thể bị mất mùa.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 10/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ cho biết, lượng tiêu nhập khẩu nhiều từ Sri Lanka đã giới hạn giá tiêu nội địa ở Ấn Độ.

Vào đầu tháng 12/2021, giá tiêu tại nước này đã chạm mức cao kỷ lục 532 rupee/kg, trước khi giảm trở lại do lượng tiêu Sri Lanka nhập khẩu tràn vào.

Các thương nhân chỉ ra rằng, lượng tiêu nhập khẩu sẵn có ở nhiều thị trường tiêu thụ ngày càng tăng đã khiến giá nội địa giảm, đóng cửa ở mức 515 rupee/kg tại Kochi vào giữa tháng 12/2021.

Các lô hàng tiêu có giá nhập khẩu tối thiểu là 500 rupee/kg với 8% thuế nhập khẩu theo Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á (SAFTA) và 2% thuế phúc lợi xã hội.

Theo ông Kishor Shamji, Điều phối viên của Hiệp hội tại Kerala, nhập khẩu hạt tiêu đen của Ấn Độ vào tháng 11/2021 đạt mức cao kỷ lục 1.814 tấn, bao gồm 39 tấn không thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Indo-Sri Lanka (ISFTA).