Giá tiêu ngày 11/3/2022: Thị trường kém sôi động

(VOH) Giá tiêu ngày 11/3 đi ngang duy trì mức 78.000 - 81.000 đ/kg. Hiện, Việt Nam đang tăng cường nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil, Campuchia và Indonesia.

Giá tiêu trong nước sáng nay đứng yên, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 81.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 78.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 78.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định , dao động trong ngưỡng  81.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng yên , dao động ở ngưỡng 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 78.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

79,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

78,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

79,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

81,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

80,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

78, 500

0

Giá tiêu hôm nay 11/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA, trong tháng 2/2022, Việt Nam đã nhập khẩu 3.192 tấn, trong đó tiêu đen đạt 3.066 tấn, tiêu trắng đạt 126 tấn. So với tháng 1/2022, lượng nhập khẩu tăng 102,2%, kim ngạch tăng 79,1%.

Olam, Trân Châu, Liên Thành là các doanh nghiệp đứng đầu nhập khẩu hồ tiêu trong tháng 2/2022, trong khi đó nhập khẩu từ Brazil tăng 251% và từ Campuchia tăng 144% và 2 thị trường này tiếp tục là các nước cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam.

Còn trong 2 tháng đầu năm 2022 Việt Nam đã nhập khẩu 4.771 tấn, so với cùng kỳ năm 2021 lượng nhập khẩu giảm 10,2%. Brazil, Campuchia và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam, trong đó nhập khẩu từ Brazil tăng 9,2%, từ Campuchia tăng 743,7%, tuy nhiên nhập khẩu từ Indonesia giảm 76,9%. Olam vẫn là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất tuy nhiên so cùng kỳ giảm 20,2%.

Hiện nay Việt Nam tăng cường nhập khẩu Brazil, Campuchia trong bối cảnh tiêu Indonesia giảm xuất khẩu. Năm 2021, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, ngành hồ tiêu Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia cao hơn năm 2020 là 111%.

Sản lượng hồ tiêu của các tỉnh biên giới Campuchia, giáp với Việt Nam ước đạt 30.000 tấn/năm. Dù tổng số lượng này chỉ bằng 1/10 sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, nhưng cũng có thể giúp các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hồ tiêu tính toán được các đơn hàng trong thời gian tới, trước tình trạng dự báo thiếu nguồn cung hồ tiêu.

Trong khi đó, Brazil là quốc gia xuất khẩu lồ tiêu lớn thứ 2 toàn cầu chỉ sau Việt Nam, Brazil ổn định lượng xuất khẩu bình quân 56.000 tấn hàng năm trong giai đoạn 2012-2021. Tháng 1/2022, xuất khẩu Hồ tiêu Brazil đạt 7.946 tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 11/3/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Một công ty tư nhân có trụ sở tại Cộng hòa Séc đã ký hợp đồng mua 35 tấn hạt tiêu Kampot từ hơn 200 hộ gia đình của Hiệp hội Xúc tiến Hồ tiêu Kampot (KPPA) trong thời hạn 10 năm, và điều này đã khuyến khích các gia đình tăng cường trồng tiêu hữu cơ.

Chủ tịch KPPA Nguon Lay chia sẻ với The Post vào ngày 8/3 rằng, EU Land and Pepper Investment Co Ltd là công ty thứ 8 ký thỏa thuận trực tiếp với các gia đình và đã cam kết mua ít nhất 35 tấn hạt tiêu Kampot - được bảo vệ bởi Chỉ dẫn địa lý (GI).

Ông cho biết, công ty trước đây đã mua hạt tiêu được gắn thẻ GI từ các gia đình của Hiệp hội vào năm 2021, nhưng không có hợp đồng trực tiếp, là một trong 30 công ty xuất khẩu hạt tiêu ra nước ngoài.

Ông Lay lưu ý rằng, hiện tại, xung đột Ukraine không ảnh hưởng đến xuất khẩu hạt tiêu Kampot. Tuy nhiên, hợp đồng với công ty đã đăng ký tại Séc, bao gồm điều khoản bất khả kháng, nói rằng, công ty sẽ giảm mua từ nông dân nếu chiến sự ảnh hưởng đến thị trường châu Âu.