Chờ...

Giá tiêu ngày 11/5/2022: Giá tiêu chững lại sau phiên lao dốc hôm qua

(VOH) - Giá tiêu ngày 11/5 đi ngang sau khi giảm mạnh 500- 1.000 đồng/kg vào phiên hôm qua. Nguồn cung dồi dào, dự báo giá tiếp tục ảm đạm.

Gía tiêu sáng nay đứng yên, cao nhất ở ngưỡng 78.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 75.500 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 76.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 75.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

76,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

75,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

76,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

78,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

77,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76, 000

0

Giá tiêu hôm nay 11/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu trong nước đứng yên sau khi giảm mạnh vào phiên hôm qua. Giá tiêu trắng xuất khẩu đang ở mức 6.000 USD/tấn, tiêu đen xuất khẩu 500g/l có giá 4.000 USD/tấn.

Dự báo, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn trong các tháng còn lại của quý II/2022, khi nguồn cung khá dồi dào, còn nhu cầu nhập khẩu thấp. Hiện nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 đến 4 tháng trước. Do vậy giá tiêu khó có thể tăng mạnh nếu như thị trường Trung Quốc chưa mua trở lại.

Chuyên gia nhận định, thị trường hồ tiêu trong nước hiện nay như ''dòng sông lười''. Dù giá lên xuống gì thì lượng hàng thật giao dịch cũng không đáng kể. Biên độ 76.000 - 80.000 được duy trì và giằng co một thời gian rất lâu.

Hiện các ngân hàng đang tích cực hỗ trợ tín dụng cho sản xuất, xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản. Do vậy các đơn vị xuất khẩu nông sản trên những vùng nguyên liệu sẽ được “bơm” thêm nguồn lực để gom hàng.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng. Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang Philippines đạt cao nhất (tăng 868,9%), theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tiếp đến là các thị trường: Thái Lan (tăng 251%); Đức (tăng 178,9%); Hàn Quốc (tăng 166,5%); Hà Lan (tăng 110,1%); Ấn Độ (tăng 104,7%); Hoa Kỳ (tăng 66,7%); Anh (tăng 54,2%); Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất – UAE (tăng 43,8%).

Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng từ 24,72% trong quý I/2021 lên 29,58% trong quý I/2022; Ấn Độ tăng từ 4,81% lên 7,07%; UAE tăng từ 6,30% lên 6,51%.

Trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu tất cả các chủng loại hạt tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2021 nhờ giá tăng mạnh. Tốc độ xuất khẩu tăng mạnh nhất là hạt tiêu trắng tăng 131,7%; mức tăng thấp nhất là hạt tiêu đen tăng 26,8%.

Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu trắng tăng từ 9,83% trong quý I/2021 lên 16,42% trong quý I/2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu đen giảm từ 14,89% trong quý I/2021 xuống 14,41% trong quý I/2022.

Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ khó khăn trong các tháng còn lại của quý II/2022. Thông tin từ VPA cho thấy, nguồn cung hạt tiêu khá dồi dào, nhu cầu nhập khẩu thấp.

Hiện, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã mở cửa trở lại, song nhu cầu đi lại của người dân vẫn khá hạn chế. Nguồn hàng được khách hàng sử dụng chủ yếu là hàng đã ký từ 3 đến 4 tháng trước. Giá hạt tiêu khó có thể tăng mạnh nếu như thị trường Trung Quốc chưa mua trở lại.