Giá tiêu ngày 9/5/2022: “Lặng sóng” phiên đầu tuần

(VOH) - Giá tiêu ngày 9/5 đi ngang vào phiên đầu tuần. Thị trường khó đoán, thu mua tiêu trong nước khó khăn.

Gía tiêu sáng nay ổn định, cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.500 đồng/kg  tại  Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động 76.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang, dao động 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai không đổi, dao động 76.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

78,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76, 500

0

Giá tiêu hôm nay 9/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Tuần trước, thị trường trong nước giữ ổn định tại khu vực Đông Nam Bộ, tăng 500 đồng/kg ở Tây Nguyên. Hiện thị trường đang rất khó để đoán định. Do vậy trong giai đoạn hiện nay, bà con nông dân nên hạn chế bán tiêu ồ ạt theo tin đồn, và không nên vay tiền trữ tiêu chờ giá lên.

Lũy tiến từ đầu năm đến 30/4/2022, Việt Nam xuất khẩu được 79.410 tấn hồ tiêu các loại. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 369,7 triệu USD, tiêu đen đạt 293,5 triệu USD, tiêu trắng đạt 76,2 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 15,5% tương đương 14.611 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 29,2% tương đương 83,6 triệu USD.

Ông Phạm Trung Thành - Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai, thông tin trên báo Gia Lai cho hay, tình hình xuất khẩu đang diễn biến tốt, hoạt động vận tải đã thông suốt, nhưng giá cước vận tải vẫn ở mức cao. Trước đây, 1 tấn nguyên liệu nhập đến cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) chỉ khoảng 650 ngàn đồng, nhưng hiện nay tăng lên 900 ngàn đồng, đẩy chi phí cộng thêm vào giá thành sản xuất.

Ông Thành cũng đánh giá, việc thu mua hồ tiêu trong nước vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng đến lượng hàng cung ứng cho nhà máy hoạt động. Từ đầu năm đến nay, Công ty đã xuất khẩu khoảng 1.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch đạt khoảng 4 triệu USD. Thị trường được mở rộng ra nhiều châu lục, trong đó đã thâm nhập được thị trường châu Âu và có đơn hàng thường xuyên. Dự kiến năm 2022, công ty sẽ xuất khẩu khoảng 3.000 tấn hồ tiêu với kim ngạch khoảng 12 triệu USD.

Về vấn đề xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định, áp lực giá xăng dầu làm cho chi phí vận tải đường biển đang neo ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn, chưa kể tình trạng kẹt cảng, thiếu container vẫn còn tiếp diễn. Cán cân cung cầu năm 2022 chuyển dần về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nếu không có sự tham gia mạnh của yếu tố đầu cơ thì mức tăng giá có thể không mạnh do tổng lượng tồn và sản xuất vẫn đủ đáp ứng nhu cầu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong quý I/2022 đạt 53,8 nghìn tấn, trị giá 250,8 triệu USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng 40,3% về trị giá so với quý I/2021, so với quý I/2020 giảm 33,1% về lượng nhưng tăng 42,5% về trị giá.

Quý I/2022 so với quý I/2021, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang hầu hết khu vực thị trường tăng, ngoại trừ châu Đại Dương giảm 44,6%.

Trong đó, tốc độ xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Âu tăng mạnh nhất (tăng 92,9%); châu Mỹ (tăng 63,5%); châu Phi (tăng 10,3%) và châu Á (tăng 6,4%).

Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Á chiếm 33,99% tổng trị giá xuất khẩu trong quý I/2022, thấp hơn so với 44,33% trong quý I/2021.

Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang châu Âu tăng từ 20,21% trong quý I/2021 lên 28,08% trong quý I/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ giảm trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ giảm. Căng thẳng địa chính trị khiến lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này tác động tiêu cực lên hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu toàn cầu.

Bình luận