Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 84.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 81.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 82.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 81.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 84.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 82.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
82,500 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
81,500 |
+500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
82,500 |
+500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
84,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
84,000 |
+500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
82, 000 |
0 |
Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 1/2022 Việt Nam xuất khẩu được 16.020 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 75,2 triệu USD. So với tháng 12/2021, lượng xuất khẩu tăng 5,6% và so với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu giảm 4,7%.
Trân Châu, Olam và Nedspice là 3 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 1, trong khi đó Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam với lượng nhập khẩu đạt 5.434 tấn, chiếm 33,9% tổng lượng xuất khẩu.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 1.579 tấn trong tháng 1/2022, trong đó tiêu đen đạt 1.256 tấn, tiêu trắng đạt 323 tấn. So với tháng 12/2021, lượng nhập khẩu giảm 32,6% và so với cùng kỳ năm trước nhập khẩu giảm 56%.
Thái Sang, KSS và Liên Thành là các doanh nghiệp đứng đầu nhập khẩu hồ tiêu trong tháng 1, trong khi đó Brazil, Indonesia và Cambodia tiếp tục là các nước cung cấp Hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam.
Còn theo Hiệp hội Hồ tiêu thế giới, thị trường tuần này phản ứng trái chiều về giá tiêu, chỉ có tiêu trắng Indonesia là giảm. Sau khi có xu hướng giảm trong 3 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ được cho là ổn định trong tuần này.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 12/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC), nhờ đẩy mạnh bán ra trong quý IV nên lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil trong cả năm 2021 đã chạm mức kỷ lục 92,1 nghìn tấn, trị giá thu về 306,3 triệu USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 65,3% về trị giá so với năm 2020.
Trong khi đó, giá xuất khẩu hồ tiêu của Brazil trong năm 2021 cũng tăng vọt 61,1% so với năm 2020, đạt mức cao nhất trong 4 năm với bình quân 3.327 USD/tấn (FOB).
Hồ tiêu của Brazil được xuất khẩu đến 111 thị trường trên thế giới. Trong đó, Đức giữ vững vị trí số một về thị trường tiêu thụ lớn nhất của hồ tiêu Brazil chiếm gần 15% tỷ trọng với 13.552 tấn, tăng 2% so với năm 2020.
Ngoài ra, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil tới một số thị trường khác như Ai Cập, Pakistan, Ấn Độ, Hà Lan,… cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil sang hai thị trường quan trọng khác là Mỹ và Việt Nam sụt giảm mạnh 15% và 40,6% so với năm 2020.
Hiện nay, châu Âu là thị trường xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu của Brazil nhưng một trong những vấn đề hạn chế xuất khẩu của Brazil sang châu Âu chính là sự hiện diện của vi khuẩn salmonella trên hồ tiêu.
Trong năm 2022, các lô hàng tiêu đen từ Brazil xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận và kết quả phân tích chứng minh không có vi khuẩn salmonella.