Chờ...

Giá tiêu ngày 12/7/2022: Thị trường giao dịch chậm chạp do cung lớn

(VOH)-Giá tiêu ngày 12/7 đứng yên, thị trường hồ tiêu toàn cầu vẫn tiếp tục ảm đạm, bất chấp những nỗ lực xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm.

Giá tiêu hôm nay 12/7 đi ngang, cao nhất ở ngưỡng 70.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 67.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

68,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

67,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

68,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

69.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67, 500

0

Giá tiêu hôm nay 12/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường lớn của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu.

Lũy tiến từ đầu năm đến 30/6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 125.553 tấn, tiêu đen đạt 106.705 tấn, tiêu trắng đạt 18.848 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 568,8 triệu USD, tiêu đen đạt 456,4 triệu USD, tiêu trắng đạt 112,4 triệu USD.

So với cùng kỳ, lượng xuất khẩu giảm 19,1% tương đương 29.621 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 13,5% tương đương 67,6 triệu USD so với cùng kỳ 2021.

Thị trường tiêu trắng dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng với tốc độ 5,1% trong giai đoạn 2022 - 2029, theo trang Data Bridge Market Research.

Sự gia tăng các lợi ích sức khỏe mà tiêu trắng mang lại đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường gia vị này.

Tiêu trắng được tạo ra từ quả khô của giống tiêu Piper nigrum. Ngoài hương vị độc đáo mang lại cho món ăn, tiêu trắng còn đem đến nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe.

Song song đó, nhờ vào sự xuất hiện của các thành phần dầu quan trọng trong hạt, tiêu trắng cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất hương liệu trên toàn cầu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (4/7 - 8/7) thị trường cho thấy phản ứng trái chiều, Sri Lanka là quốc gia duy nhất ghi nhận giá tiêu nội địa tiếp tục gia tăng.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ cho thấy chiều hướng giảm. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 6.215 xuống 6.182 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng, từ 6.469 xuống 6.435 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng trong 2 tuần qua khi cuộc khủng hoảng tài chính tại quốc gia đang tiếp diễn với tỷ lệ lạm phát lên đến 60%. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 4.877 USD/tấn lên 4.946 USD/tấn.

Tuần trước giá tiêu Việt Nam giảm do Việt Nam đồng giảm 1% so với USD. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 1%, từ 3.032 xuống 3.013 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 4.624 xuống 4.594 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 2%, từ 3.730 xuống 3.650 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 5.780 xuống 5.700 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tuần này giảm do sự đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (14.986 IDR/USD) và nguồn cung khan hiếm. Tiêu đen nội địa của quốc gia giảm mạnh, tới 4%, từ 3.061 xuống 2.936 USD/tấn; tiêu trắng giảm 1%, từ 5.348 xuống 5.305 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 4%, từ 3.653 xuống 3.509 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 1%, từ 6.185 xuống 6.135 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và thị trường quốc tế ổn định từ giữa tháng 5/2022. Giá tiêu đen nội địa từ 4.091 - 4.107 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 5.847 - 5.871 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Như vậy, do đồng USD quá mạnh và nhu cầu giảm sút toàn cầu tiếp tục đẩy giá hồ tiêu đi xuống. Điểm sáng suy nhất trên số liệu khi ở Sri Lanka tăng liên tiếp 2 tuần qua. Nhưng đây hoàn toàn không phải tín hiệu tích cực gì, nó không ghi dấu bởi nhu cầu của quốc gia này tăng, mà do cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang xảy ra.

Khủng hoảng Sri Lanka bắt nguồn phần lớn từ sai lầm trong quản lý kinh tế, cộng hưởng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tàn phá ngành du lịch, một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ đạo của đất nước. Chính phủ Sri Lanka vay nợ với số lượng lớn và cắt giảm thuế hồi năm 2019, làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ ngay trước khi Covid-19 xuất hiện. Dự trữ ngoại hối lao dốc, khiến Sri Lanka không thể trả tiền cho các mặt hàng nhập khẩu hoặc giữ giá đồng rupee.