Giá tiêu ngày 8/7/2022: Lao dốc không phanh

(VOH) Giá tiêu ngày 8/7 sụt giảm mạnh, bức tranh thị trường nửa cuối năm nhìn chung không mấy khả quan khi nhu cầu thế giới có dấu hiệu chậm lại, giới đầu cơ trong nước đang chịu áp lực xả hàng.

Giá tiêu hôm nay 8/7 giảm mạnh 1.000- 1.500 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 71.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 68.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.500 đồng/kg , dao động trong  mức 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 68.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 68.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

69,000

-1.500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

68,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

69,000

-1.500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

71,000

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

69.500

-1.500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

68, 000

-1.000

Giá cà phê hôm nay 8/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Mặc dù sản lượng hồ tiêu của Việt Nam năm nay giảm khoảng 10% nhưng giá mặt hàng này không hề tăng mà ngược lại có chiều hướng đi xuống.

Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống của giá tiêu thời gian qua.

Cuộc xung đột diễn ra ở Ukraine, cộng với việc Trung Quốc kiên trì chính sách Zero COVID và lạm phát cao tại nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu giảm khoảng 40.000 - 50.000 tấn từ đầu năm cho đến nay.

Số liệu thống kê bộ sơ bộ mà Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 6 xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đạt 24.214 tấn hồ tiêu, giảm gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 125.553 tấn, giảm 19% (tương đương 29.621 tấn) so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 13,5% (tương đương 67,6 triệu USD), lên 568,8 triệu USD.

VPA cho biết, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều giảm lượng mua vào.

6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tiêu tới Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta đạt 30.109 tấn, giảm 8% so với cùng kỳ. Tính riêng trong tháng 6, Mỹ chỉ nhập khẩu 5.136 tấn, giảm 11,2% so với tháng trước và giảm đến 36,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu.

Thị trường Trung Quốc, tháng 6 nhập 2.999 tấn, cao hơn tổng lượng nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 là 2.610 tấn, đưa tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.609 tấn, tuy nhiên, nhập khẩu của Trung Quốc giảm 80,2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, lượng nhập khẩu của Mỹ đứng đầu, đạt 30.109 tấn và giảm 8%, nhập khẩu cũng giảm ở Anh, Nga, Pháp, Pakistan, Ai Cập, Nam Phi… Chỉ một vài thị trường có lượng nhập khẩu tăng như Đức, Hà Lan, Ierland, Ấn Độ, Hàn Quốc. Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng chủ yếu: Mỹ, Đức, Hà Lan, Thái Lan…

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu tiêu vẫn tăng trưởng mặc dù lượng giảm 19%.

Xu hướng giằng co về giá được cho là vẫn tiếp tục diễn ra khi người mua chờ đợi cơ hội để mua hàng với giá tốt, trong khi người bán cũng như giới đầu cơ chỉ bán ra ở mức cầm chừng với hy vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ sớm được khai thông.

Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, thời điểm hiện tại giá hồ tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.