Giá tiêu ngày 5/7/2022: Thị trường ít biến động, sức mua yếu

(VOH) Giá tiêu ngày 5/7 tiếp tục xu hướng đi ngang, thị trường đang chờ lực cầu xuất khẩu tháng 8/2022.

Giá tiêu hôm nay 5/7 đi ngang, cao nhất ở ngưỡng 72.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  , dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

70,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

69,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

70,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

72,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

71,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

69, 000

0

Giá tiêu hôm nay 5/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Thị trường trong nước đang trong giai đoạn ổn định với lực mua yếu. Với giá tiêu xuất khẩu, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế vẫn niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ở mức: 3.650 USD/tấn loại 500g/l, 3.900 loại 550g/tấn với tiêu đen; 5.700 USD/tấn với tiêu trắng. Tính chung toàn cầu, từ đầu tháng giá tiêu xuất khẩu các nước giữ ổn định, duy nhất tại Indonesia giảm nhẹ. Thị trường vẫn đang chờ lực cầu xuất khẩu tháng 8/2022 và sức tiêu thị tăng từ Trung Quốc.

Công ty Spices trong báo cáo tháng 6/2022 đã ghi nhận những tín hiệu đầu tiên cho niên vụ 2023 của Việt Nam là khả quan. Đó là việc mùa mưa đến đúng lúc, và quá trình thụ phấn của cây tốt hơn so với năm ngoái.

Tuy vậy thời gian qua, tại một số huyện, thị xã vùng Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại cây trồng. Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng đến nay diện tích cây trồng bị sâu bệnh vẫn tăng.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai, địa bàn tỉnh có 3.020,5 ha cà phê bị nhiễm bệnh gỉ sắt, 2.635,5 ha bị rệp sáp; 980 ha hồ tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm (tăng 11 ha); 132,9 ha mía bị xén tóc gây hại (tăng 4,5 ha so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu tại các huyện, thị xã: An Khê, Kbang, Đak Pơ, Krông Pa; 71 ha bị bọ hung gây hại (tăng 12 ha so với cùng kỳ năm trước).

Còn tại Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông thông tin, năm 2022, đến thời điểm này, diện tích hồ tiêu giảm hơn 1.320 ha so với cùng kỳ năm 2021. Từ năm 2010 đến 2017, do hồ tiêu được giá nên diện tích hồ tiêu của tỉnh tăng rất nhanh. Tuy nhiên, từ năm 2018, diện tích hồ tiêu có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do khi được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật...

Khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh nên tiêu chết hàng loạt.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của sản lượng hồ tiêu giảm trên phạm vi toàn cầu những năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; nhiều vườn tiêu già đã quá tuổi kinh doanh nên năng suất thấp, nông dân không mặn mà chăm sóc vì lợi nhuận thấp; và dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết: “Tình hình kinh tế khả quan thúc đẩy sự gia tăng du lịch giải trí và do đó, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu cũng tăng vọt”.

Thông thường, Việt Nam là nước mua tiêu Campuchia nhiều nhất, chiếm 70 - 80% thị phần, tiếp theo là Thái Lan với 15%.

Ông cho biết thêm, tổng diện tích trồng tiêu của Campuchia hiện hơn 6.000ha, mỗi ha cho năng suất trung bình hàng năm là 3 - 4 tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Campuchia đã xuất khẩu 5.558,58 tấn hạt tiêu sang 16 thị trường trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu với 5.131,51 tấn, tiếp theo là Đức (355,78 tấn), Đài Loan (21 tấn), Malaysia (13,64 tấn) và Pháp (10,51 tấn).

Các thị trường còn lại, tính theo lượng mua, là Bỉ, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Thụy Điển, Canada, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Kazakhstan, Hàn Quốc và Australia.

Năm ngoái, Campuchia đã xuất khẩu 28.074 tấn hạt tiêu, tăng 452,72% so với năm 2020, The Phnom Penh Post đưa tin.