Gía tiêu sổn định ở các tỉnh Đông Nam Bộ, giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Cao nhất ở ngưỡng 72.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 70.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai , dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
70,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
69,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
70,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
72,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
71,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
69, 000 |
0 |
Giá tiêu hôm nay đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Thị trường trong nước đang giữ ổn định với lực mua yếu từ các đơn vị xuất khẩu.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9%. Trong đó nhóm nông sản chính 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3%; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.
Trong đó, mặt hàng hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 125 nghìn tấn, giảm 19,1%), nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 40,9% nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng (đạt 566 triệu USD, tăng 14%).
Trong khi đó, thống kê 5 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 99,54 nghìn tấn, trị giá 460,54 triệu USD, giảm 17,8% về lượng, nhưng tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu tháng 5/2022 đạt 21,84 nghìn tấn. Tổng hợp 2 số liệu trên có thể thấy xuất khẩu hồ tiêu tháng 6/2022 tiếp tục có sự tăng trưởng, cao nhất trong các tháng đầu năm. Đưa giá trị kim ngạch vượt mốc nửa tỷ USD, giúp cho mục tiêu xuất khẩu tỷ đô trong năm 2022 sớm thành hiện thực.
Theo đánh giá, lực mua tăng từ thị trường Trung Quốc tiếp tục là động lực giúp xuất khẩu hồ tiêu phát triển trong tháng 6/2022. Bức tranh xuất khẩu tươi sáng là vậy, nhưng giá tiêu trong nước lại không tăng tương ứng. So với thời điểm ngày 1/1/2022, giá tiêu nội địa đang giảm 10.000 đồng/kg tại các địa phương, tương đương gần 13%.
Trong những tháng đầu năm nay, giá tiêu được nhận định là ổn định do lượng hàng dự trữ đủ để đáp ứng nhu cầu.
Người mua Trung Quốc và các nhà xuất khẩu lớn ở Việt Nam chủ yếu nghe ngóng thị trường, trong khi nông dân và giới đầu cơ có xu hướng giữ hàng do kỳ vọng mức giá cao hơn.
Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm nay dự kiến thấp hơn năm ngoái, cùng với giá tăng mạnh trong vụ thu hoạch năm 2021 đã thu hút nhiều nhà đầu cơ hơn.
Khi giá không đổi và lãi suất tăng, một số nhà đầu cơ đối mặt với các vấn đề về dòng tiền, đặc biệt là những người đi vay tiền để đầu cơ. Điều này có thể đẫn đến việc bán tháo kéo thị trường đi xuống.
Mặc dù năm nay sản lượng của Việt Nam giảm, nhưng nhu cầu giảm đã dẫn đến xu hướng thị trường đi xuống trong thời gian gần đây. Nedspice dự báo, trong ngắn hạn, thị trường dự kiến dao động quanh mức giá hiện tại cho đến khi có một bức tranh rõ ràng về thị trường năm 2023.
Đồng thời, những tín hiệu đầu tiên cho niên vụ 2023 của Việt Nam khá khả quan. Đó là việc mùa mưa đến đúng lúc, và quá trình thụ phấn của cây tốt hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để ước tính sản lượng và đánh giá vụ mùa năm tới.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ổn định từ ngày 8/6 đến nay, và tăng 50 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.800 USD/tấn với tiêu trắng vào tuần trước. Cũng khoảng thời gian đó, giá tiêu trong nước mất 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Cũng từ 8/6 đến nay, theo niêm yết của Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia tại Lamung giảm 9%, xuống 3.657 USD/tấn; tại Brazil giảm 100 USD/tấn; giảm hơn 200 USD/tấn tại Ấn Độ và giữ nguyên ở Malaisia.
Nguyên nhân chính vẫn là nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm giữa các tác động tiêu cực của tình hình kinh tế tài chính toàn cầu.
Điều này có thể thấy giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong bức tranh ảm đạm của ngành hàng này trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, hiện thị trường trong nước được đánh giá đang phụ thuộc nhiều vào các đơn vị xuất khẩu hồ tiêu, những doanh nghiệp FDI.
Một khi các đơn vị này chủ động hạ giá thu mua thì giá tiêu trong nước lại trượt theo trên diện rộng, bất chấp sản lượng giảm, tâm lý giữ hàng cao hay tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc.