Chờ...

Giá tiêu ngày 29/6/2022: Bất ngờ sụt giảm 500-1.000 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 29/6 giảm mạnh 500-1.000 đồng/kg. Trong khi giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế điều chỉnh tăng nhẹ.

Giá tiêu sáng nay giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ, giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Cao nhất ở ngưỡng 72.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

70,500

-1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

69,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

70,500

-1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

72,000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

71,000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

69, 000

-500

Giá tiêu hôm nay 29/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Thị trường trong nước liên tục có diễn biến giảm thì giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết ở trạng thái ổn định, và có tăng nhẹ đầu tuần trước.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (20/6 - 24/6) thị trường cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu đen xuất khẩu Việt Nam ghi nhận sự gia tăng

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 6.257 xuống 6.219 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng, từ 6.513 xuống 6.475 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu ổn định sau nhiều phiên giảm trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này từ 4.781 - 4.785 USD/tấn.

Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước chỉ có giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc ghi nhận sự gia tăng. Trong khi đó, giá tiêu nội địa Việt Nam cho thấy chiều hướng giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 3%, từ 3.178 xuống 3.097 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 4%, từ 4.839 xuống 4.624 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh tăng 1%, từ 3.700 lên 3.740 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh tăng 1%, từ 5.750 lên 5.790 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tiếp tục giảm trong tuần này do đồng Rupial Indonesia giảm 1% so với USD (14.836 IDR/USD) và các nhà xuất khẩu cũng như thương lái khó tiếp cận nguồn hàng từ nông dân Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 3.086 xuống 3.067 USD/tấn; tiêu trắng giảm 2%, từ 5.460 xuống 5.359 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung giảm 1%, từ 3.683 xuống 3.660 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 2%, từ 6.312 xuống 6.197 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Nhập khẩu tiêu của Trung Quốc trong tháng 4 có xu hướng tăng trở lại với mức tăng 89,2% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ, đạt 1.556 tấn, chủ yếu là do lượng tiêu nhập khẩu từ Indonesia tăng tới 301,7% so với tháng 4, lên mức 1.125 tấn.

Nhưng tính chung 4 tháng đầu năm, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc vẫn ghi nhận mức giảm mạnh 47,7% về lượng và 28,5% về trị giá, chỉ đạt 3.008 tấn, tương đương trị giá 14,3 triệu USD.

Dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của nước này.

Theo đó, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ hầu hết thị trường chính đều giảm mạnh trong 4 tháng qua với Indonesia giảm 60,7% (đạt 1.434 tấn, chiếm 48% tỷ trọng), tiếp theo là Việt Nam giảm 14,6% (đạt 897 tấn), Malaysia giảm 82,4%...

Riêng lượng tiêu nhập khẩu từ Brazil tăng mạnh 35,4% lên mức 566 tấn. Tiêu Brazil được nhập khẩu vào Trung Quốc có giá trung bình 3.698 USD/tấn, thấp hơn mức giá 4.624 USD/tấn của Việt Nam và 4.968 USD/tấn của Indonesia.