Chờ...

Giá tiêu ngày 14/9/202: Lặng sóng

(VOH)-Giá tiêu ngày 14/9 đi ngang, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí cũng rẻ hơn so với Việt Nam.

Giá tiêu hôm nay 14/9, giá cao nhất ở ngưỡng 68.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  65.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 66.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 65.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 66.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

66,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

65,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

66,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

68,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

67.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

66, 000

0

Giá tiêu hôm nay 14/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua sau phiên điều chỉnh giảm nhẹ trước đó.

Với Việt Nam, giá tiêu nội địa và quốc tế của Việt nam giảm trong 4 tuần. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, nguyên nhân qua do đồng Việt Nam giảm 1% so với USD (23.580 VND/USD).

Thời gian qua, ngoài Indonesia, giá tiêu của Ấn Độ cũng có sự cải thiện đáng kể. Theo đánh giá của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí cũng rẻ hơn so với Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 8/2022 Việt Nam đã nhập khẩu 2.167 tấn, trong đó tiêu đen đạt 1.935 tấn, tiêu trắng đạt 232 tấn. So với tháng trước lượng nhập khẩu giảm 51,3%, kim ngạch giảm 49,8%.

Campuchia, Brazil và Indonesia tiếp tục là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam đạt 24.463 tấn, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 87,6%, trong đó nhập khẩu từ Campuchia đạt 12.221 tấn, tăng 168%, Brazil đạt 7.393 tấn, tăng 34,8%, Indonesia đạt 4.898 tấn, giảm 31,3%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 13/9 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 4.153 USD/tấn, giảm 0,14%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.850 USD/tấn, giảm 1,72%

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.525 USD/tấn, giảm 0,15%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi

Trong 10 ngày cuối tháng 7, giá tiêu trong nước đã tăng mạnh, sau khi một số đại lý tăng cường thu mua trở lại với kỳ vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốt dần lên trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, tình hình mua bán hàng thực trên thị trường không quá sôi động dù giá tiêu được đẩy lên đáng kể. Đồng thời, giá cũng lên xuống không đồng nhất bởi có khu vực đại lý thu mua nhiều nhưng nơi khác thì khá trầm lắng. Do đó, vào giữa tháng 8, giá tiêu đen trong nước đã giảm trở lại.

Các chuyên gia nhận định nhu cầu yếu vẫn là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá tiêu. Sức cầu của thị trường đang đối mặt với nguy cơ giảm sút khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ - hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của nước ta.

Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất trong thời gian gần đây để kiềm chế lạm phát khiến đồng USD chảy ngược vào Mỹ và tăng giá so với các đồng tiền khác cũng là một trong những nguyên nhân.

Điều này dẫn đến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu. Một số nước như Pakistan và Ai Cập, vốn là thị trường xuất khẩu tiêu lớn của Việt Nam trong những năm gần đây, đang gặp phải tình trạng này.

Song song đó, chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc cũng góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu.