Sau 2 tuần suy giảm liên tiếp, thị trường trong nước đã có dấu hiệu chững lại trong 2 ngày đầu tuần.
Giá tiêu sáng nay tiếp tục xu hướng đi ngang. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 85.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 82.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong mức 83.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đứng yên, dao động ở ngưỡng 82.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 85.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 84.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
83,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
82,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
83,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
85.000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
84,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
83, 000 |
0 |
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (8 - 12/11) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ đi ngang sau 3 tuần tăng liên tiếp trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này trong khoảng 6.205 - 6.223 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi 6.473 - 6.492 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng tuần thứ 4 liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, từ 4.637 USD/tấn lên 4.741 USD/tấn. Giá tiêu tại Sri Lanka đã tăng tới 16% trong 1 tháng qua.
Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu đen nội địa cho thấy chiều hướng giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 2%, từ 3.674 USD/tấn xuống 3.616 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 5.570 xuống 5.536 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng từ 4.290 - 4.310 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh lại bất ngờ tăng 2%, từ 6.310 USD/tấn lên 6.458 USD/tấn.
Trái ngược với với Việt Nam, giá tiêu giao dịch nội địa và quốc tế của Indonesia tiếp tục cho thấy chiều hướng tích cực trong do các hoạt động kinh doanh không có sự biến động đáng kể. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 1%, từ 3.706 USD/tấn lên 3.753 USD/tấn; tiêu trắng nội địa tăng 1%, từ 6.329 lên 6.418 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung tăng 1%, từ 4.396 USD/tấn lên 4.449 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang tăng 1%, từ 7.289 lên 7.389 USD/tấn.
Trong khi đó, sau 2 tuần giảm, giá tiêu nội địa và quốc tế của Malaysia ổn định trong tuần này. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa trong khoảng 3.621 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 6.093 - 6.102 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.400 USD/tấn.
Với thị trường Mỹ ghi nhận sự ổn định trong những tuần vừa qua. Tiêu trắng Muntok tại thị trường này theo giá CF tháng 11 ở mức 7.550 USD/tấn.
10 tháng đầu năm 2021, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt tổng cộng 229.736 tấn tiêu các loại, giảm 11.969 tấn, tức giảm 4,95 % so với khối lượng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2020. Về xuất khẩu, giá trị kim ngạch 10 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 791,72 triệu USD, tăng 248,78 triệu USD, tức tăng 45,82 % so với cùng kỳ.
Lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 21.977 tấn, trong đó tiêu đen đạt 16.322 tấn, tiêu trắng đạt 5.655 tấn, so với cùng kỳ 2020 lượng nhập khẩu giảm 29,1%.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.
Theo ước tính trước đây của các thương gia, tiêu thụ tiêu đen hàng tháng ở Ấn Độ là 5.000 tấn. Tuy nhiên, con số này đã thay đổi và mức tiêu thụ hiện được báo cáo đã tăng lên 7.000 tấn, theo trang Mathrubhumi.
Tương tự, các thương gia quy mô lớn đang tích trữ hạt tiêu với suy đoán giá sẽ tăng trong thời gian tới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá tiêu tại quốc gia này tăng cao.
Trong khi đó, sản lượng thấp ở bang Karnataka có thể được xem là một tín hiệu vui cho bang Kerala. Các báo cáo đã dự đoán rằng, sản lượng tiêu của bang Karnataka có thể sẽ giảm trong năm tới.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu hạt tiêu từ các nước khác đang diễn ra đồng loạt. Chỉ trong tháng 9/2021, 1.500 tấn đã được nhập khẩu vào Ấn Độ. Trong số này có đến 618 tấn được nhập khẩu từ Sri Lanka.
Ông Kishor Shamji, Điều phối viên của Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ ở Kerala, nhận định rằng, việc nhập khẩu từ Sri Lanka về lâu dài có thể ảnh hưởng đến người trồng địa phương.