Chờ...

Giá tiêu ngày 16/2/2022: Thị trường sôi động, giá tiêu tăng tiếp

(VOH) - Giá tiêu ngày 16/2  tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg, thị trường trong nước đang sôi động. Giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu cũng được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết tăng 50 USD/tấn.

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng mạnh, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 83.500 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong  mức 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 83.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  86.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

85,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

83,500

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

85,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

86,500

+1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

85,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 16/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Cùng đà tăng của thị trường trong nước, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu cũng được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết tăng 50 USD/tấn. So với đầu tháng, giá tiêu trong nước tăng 4.000 đồng/kg, hướng nhanh tới mốc 90.000 đồng/kg.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thị trường cho thấy phản ứng trái chiều với giá tiêu trắng Indonesia ghi nhận sự sụt giảm.

Tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ ổn định sau khi giảm trong 3 tuần trước. Tiêu đen nội địa của quốc gia này trong khoảng 6.433 - 6.458 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi 6.700 - 6.725 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu ổn định. Tiêu đen nội địa của quốc gia này trong khoảng 5.451 - 5.461 USD/tấn.

Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu đen nội địa tăng. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 2%, từ 3.514 USD/tấn lên 3.575 USD/tấn; tiêu trắng nội địa ổn định trong khoảng 5.315 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giữ trong khoảng từ 4.050 - 4.070 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh từ 6.050 -6.070 USD/tấn.

Trong khi đó, mặc dù giá tiêu trắng Indonesia giảm nhưng giá tiêu đen Indonesia cho thấy xu hướng tăng trong tuần trước do nguồn cung trong nước bị hạn chế. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, từ 3.479 USD/tấn lên 3.549 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.122 xuống 6.054 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung tăng 2%, từ 4.1350USD/tấn lên 4.245 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang giảm 1%, từ 7.057 xuống 6.980 USD/tấn.

Còn tại Malaysia, giao dịch trong nước và thị trường quốc tế tiếp tục ổn định trong 6 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa trong khoảng 3.591 - 3.595 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 6.175 - 6.181 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 16/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Trong năm 2021, để phục vụ chế biến, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 25.359 tấn hồ tiêu các loại, giảm 36,4% so với năm 2020. Trong đó, tiêu đen đạt 18.677 tấn, tiêu trắng đạt 6.682 tấn.

Ba quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam là Indonesia, Campuchia và Brazil chiếm 86%. So với năm 2020, lượng nhập khẩu từ Indonesia giảm 51,5% và từ Brazil giảm 42% trong khi nhập khẩu từ Campuchia tăng 123%.

Nhập khẩu hồ tiêu giảm mạnh trong năm 2021 là do sản lượng của các nguồn cung chính không dồi dào như những năm trước, trong khi giá cước vận chuyển cũng như giá hồ tiêu tăng cao cũng làm giảm sự hấp dẫn của tiêu nhập khẩu.

Còn đối với thị trường Campuchia, trước đây hồ tiêu Campuchia chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Hai năm qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên có một lượng hồ tiêu Campuchia chuyển sang xuất khẩu chính ngạch.

Nhìn chung nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI với 19.155 tấn, chiếm 75,5% tổng lượng nhập khẩu.