Chờ...

Giá tiêu ngày 17/2/2022: Chưa dứt đà tăng, người nông dân phấn khởi

(VOH) - Giá tiêu ngày 17/2 tiếp tục tăng 500 đồng/kg. Giá thu mua hồ tiêu dần hồi phục mang lại phấn khởi cho nhà nông, tuy nhiên vào cao điểm thu hoạch nhiều hộ đang khốn đốn vì thiếu lao động.

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 87.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 84.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động 85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động 84.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi tăng 500 đồng/kg, dao động 87.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động 86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định tăng 500 đồng/kg, dao động 84.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

85,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

84,000

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

85,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

87,000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

86,000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 500

+500

Giá tiêu hôm nay 17/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng thêm 500 đồng/kg ở các tỉnh trọng điểm so với cùng thời điểm hôm qua. So với đầu tháng, giá tiêu trong nước tăng 4.500 đồng/kg, hướng nhanh tới mốc 90.000 đồng/kg.

Dù giá thu mua hồ tiêu đầu năm nay đã dần hồi phục mang lại phấn khởi cho nhà nông, tuy nhiên vào cao điểm thu hoạch nhiều hộ dân lại đang khốn đốn vì thiếu lao động.

Theo nhiều hộ dân trồng hồ tiêu, hiện nay, dù giá một ngày công lao động đã tăng từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng nhưng vẫn khan hiếm lao động. Bên cạnh đó, chủ vườn không chỉ trả tiền công lao động mà còn phụ thêm nước uống, tiền xăng đi lại, nước giải khát… trong buổi làm việc mà rất ít nhân công hái. Trước những khó khăn thiếu công thu hoạch, nhiều hộ dân đã dùng lưới trải gốc, hái bằng bạt...

Gia đình ông Nguyễn Văn Hồng, xã Trường Xuân (Đắk Song, tỉnh Đắk Nông), có 1 ha hồ tiêu đã chín rực từ trước Tết. Ngay từ mùng 4 Tết, vợ chồng ông đã phải ra vườn để hái tiêu.

Ông Hồng cho hay, mọi năm trước thì sau Tết vài ngày là có người đến hái tiêu, nhưng năm nay đến mùng 8 rồi mà họ vẫn chưa đi làm. Gọi cho những mối quen mọi năm nhưng đều bị họ từ chối. Không chỉ vườn tiêu của ông Hồng, mà hầu hết các vườn tiêu lân cận đều vắng hoe.

Hiện nay, giá thuê nhân công thu hoạch hồ tiêu cũng đang ở mức cao. Theo ông Trần Hữu Thành, xã Trường Xuân (Đắk Song), bình quân giá thuê hái hồ tiêu đang ở mức khoảng 9 triệu đồng/tấn tiêu tươi.

Điều bà con lo ngại nữa là hiện nay người thu hái hồ tiêu làm việc không bảo đảm năng suất, khiến chi phí tăng thêm từ 4 – 5 triệu/tấn quả tươi. Theo ông Thành, sau những ngày nghỉ Tết, nhiều lao động làm việc còn uể oải, chưa hết công suất, nên hiệu quả không cao.

Còn gia đình ông Trần Văn Huyến cũng ở xã Hưng Phước (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) cũng “đỏ mắt” tìm công nhân thu hoạch trong những ngày đầu Xuân. Những trụ tiêu chín đỏ trên cây khiến gia đình đứng ngồi không yên khi thấy hạt bắt đầu rụng dưới gốc.

Sau những ngày tìm nhân công hái, gia đình cũng thuê được vài người từ các huyện khác đi hái. Tuy nhiên, với số lượng 2.000 trụ tiêu đang chín đồng loạt khiến gia đình phải gần số lượng lớn để hái tránh tiệu rụng dưới đất.

Theo ông Trần Văn Huyến, dù tiêu năm nay được giá hơn năm ngoái, chi phí đỡ hơn năm ngoái. Tuy nhiên, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lên cao nên cũng chẳng còn dư bao nhiêu. Đặc biệt, vào vụ thu hoạch tìm nhân công cũng khó. Nếu không hái kịp thì tiêu sẽ rụng dưới đất mà thất thoát không nhỏ. Trước tình hình đó, gia đình đã trải lưới dưới gốc và quét gom lại đỡ phải nhặt dưới đất.

Giải thích nguyên nhân thiếu công thu hoạch, nhiều hộ gia đình lý giải một phần do vụ mùa dọn cây điều trùng với thời điểm vào vụ tiêu nên nhiều mối lao động hái tiêu mọi năm ưu tiên lao động việc nhà trước.

Bên cạnh đó, hiện nhiều nhân công hái tiêu những năm trước không mặn mà với việc làm thuê theo thời vụ vì thu nhập thiếu ổn định. Nhiều người đã chọn đi làm tại các công ty, xí nghiệp hoặc làm công nhân cao mủ cao su, chẻ hạt điều có công việc ổn định trong thời gian dài hơn.

Đến thời điểm này, ngoài những giải pháp tạm thời như dùng bạt, trải lưới dưới gốc, loai hoay không ngừng liên hệ tìm công để thu hoạch kịp thời vụ, nhiều hộ gia đình còn thông báo thông tin cần tìm công hái tiêu trên mạng xã hội như Zalo, Facebook…

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 17/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Đầu tháng 2/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu tại các nước sản xuất biến động không đồng nhất so với cuối tháng 1/2022, theo báo cáo từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tại Brazil, ngày 9/2, giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 3.900 USD/tấn so với ngày 28/1.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 9/2, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 5.200 USD/tấn và 7.600 USD/tấn so với ngày 28/1/2022.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 9/2, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu ổn định ở mức 4.050 USD/tấn và 4.250 USD/ tấn so với ngày 28/1. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 6.050 USD/tấn so với ngày 28/1.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 8/2, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 78 USD/tấn so với ngày 28/1, lên mức 4.211 USD/tấn. Ngược lại, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 79 USD/tấn so với ngày 28/1, xuống còn 6.974 USD/tấn.

Tại Ấn Độ, ngày 7/2, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 21 USD/tấn so với ngày 28/1, xuống còn 6.695 USD/tấn.

Dự báo trong ngắn hạn, thị trường hạt tiêu thế giới sẽ sôi động hơn khi Trung Quốc và Việt Nam quay trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Giá nhìn chung sẽ không có sự biến động mạnh. Nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trở lại, trong khi nguồn cung được bổ sung từ Việt Nam.