Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 17/4: Giá thế giới bật tăng, trong nước giảm nhẹ 500 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 17/4 giảm 500 đồng/kg tại một số địa phương ở Tây Nguyên và Miền Nam. Giá tiêu thế giới tăng mạnh.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 71.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.000 đồng/kg  tại Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang ở mức 69.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 66.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  ) giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng  giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động trong khoảng 68.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

69,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

66,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

69,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

71.000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

70, 000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

68,000

0

Giá tiêu hôm nay 17/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Việc giá tiêu Việt Nam diễn biến khó lường khiến giá trở nên kém hấp dẫn hơn đối với đối tác. Điều này dẫn đến rủi các quốc gia tiêu thụ lớn có xu hướng chuyển sang Brazil.

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cảnh báo nhu cầu của các quốc gia tiêu thụ lớn có xu hướng chuyển sang Brazil khi thị trường Việt Nam biến động khó lường khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và do giá tiêu Brazil đang cạnh tranh hơn so với giá tiêu Việt Nam.

Do đó, VPA dự báo xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ giảm trong năm 2021 và nhập khẩu của Việt Nam từ Brazil có thể gia tăng.

Tại Việt Nam, trong quý I, Việc thu hoạch trễ do ảnh hưởng thời tiết, cùng với đó là hiện tượng đầu cơ của các đại lý, thương lái làm cho giá tiêu tháng 3 tăng vọt từ mức 55.000 đồng/kg lên khoảng 80.000 đồng/kg vào tuần thứ 3 của tháng 3.

Diễn biến giá lên xuống phụ thuộc vào giới đầu cơ khi đẩy mạnh hàng bán ra điều này làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các nhà xuất khẩu.

Các nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua hàng, ngoài việc giá tăng đột biến thì việc người nông dân cũng găm hàng càng làm cho thị trường thêm hỗn loạn.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lao động và chi phí công hái cao khiến nông dân trồng tiêu lo lắng mỗi khi vào vụ thu hoạch. Thêm vào đó, năng suất Hồ tiêu thấp càng đẩy chí phí sản xuất gia tăng.

Tình trạng thiếu container và kẹt cảng chưa được cải thiện và giá cước vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này càng gia tăng gánh nặng chi phí lên các doanh nghiệp và góp phần làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3 năm 2021 ước đạt 30 nghìn tấn, với giá trị đạt 86 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2021 đạt 60 nghìn tấn và 174 triệu USD, giảm 25% về khối lượng và giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. 

Giá tiêu thế giới tăng

Hôm nay 17/4/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam,  giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ bật tăng 333,3 Rupi/tạ, lên mức 40.766,65 Rupi/tạ.  Giá tiêu giao tháng 3/2021 không đổi, ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 17/4: Giá thế giới bật tăng, trong nước giảm nhẹ 500 đồng/kg 2
Giá tiêu ngày 17/4: Giá thế giới bật tăng, trong nước giảm nhẹ 500 đồng/kg 3

Tại Malaysia, giai đoạn thứ hai của quá trình xây dựng Trung tâm Phát triển và Mở rộng Ngành Hồ tiêu Quốc gia (PPILN) ở Semenggok, Jalan Puncak Borneo (bang Sarawak) dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7 này.

Đây là một trung tâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành hồ tiêu Malaysia, là động lực để mặt hàng hồ tiêu của quốc gia này có thể tiến xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Ông Datuk Mohd Khairuddin Aman Razali, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Hàng hóa Malaysia, cho biết, dự án đã có thể hoàn thành vào tháng 2 năm ngoái nhưng lại bị trì hoãn do đại dịch COVID-19. Đến nay, tiến độ dự án đã đạt khoảng 69% và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2025.

Ông nói thêm: “Giai đoạn thứ ba sẽ liên quan đến việc xây dựng một tòa nhà phục vụ cho mục đích đào tạo với chi phí lên đến 40 triệu ringgit, dự kiến sẽ được đưa vào Kế hoạch Malaysia lần thứ 12 (12MP) trong năm nay”.

Sau khi hoàn thành, PPILN sẽ là nơi quy tụ các cơ sở nghiên cứu hồ tiêu hiện đại, các cơ sở mở rộng tổng hợp và một trung tâm hướng dẫn, phổ biến thông tin liên quan đến ngành hồ tiêu, Malay Mail đưa tin.

Bình luận