Giá tiêu ngày 17/8: Giảm 500 đồng/kg ở một số địa phương

(VOH) - Giá tiêu ngày 17/8 tiếp tục giảm 500 đồng/kg tại một số địa phương,  dao động trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/. Giá tiêu thế giới đứng yên.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  76.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo)  giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai không đổi , dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  đi ngang, dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

77,500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76,000

0

Giá tiêu hôm nay 17/8/2021
Ảnh minh họa: internet

Trong nửa đầu năm 2021, lượng hạt tiêu đen của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm, như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Đức và Nga, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ngược lại, lượng hạt tiêu đen xuất khẩu sang các thị trường khác lại tăng, như Mỹ, Các Tiểu vương quốc (TVQ) Ả rập Thống nhất, Pháp, Ireland và Pakistan.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen trong nửa đầu năm 2021 đạt 3.090 USD/tấn, tăng 55,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen sang một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao, như Ireland tăng 294%, lên 3.592 USD/tấn; các TVQ Ả rập Thống nhất tăng 79,3%, lên 3.327 USD/tấn; Pháp tăng 64,5%, lên 2.978 USD/tấn.

Cũng trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu trắng xay sang nhiều thị trường tăng, như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Nam Phi.

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 07/2021 đạt 26.339 tấn hạt tiêu các loại, giảm 6.816 tấn, tức giảm 20,56 % so với tháng trước nhưng lại tăng 8.337 tấn, tức tăng 46,31 % so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trong tháng đạt 95,13 triệu USD, giảm 23,57 triệu USD, tức giảm 19,85 % so với tháng trước nhưng lại tăng 50,26 triệu USD, tức tăng 112,03 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 7 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 180.210 tấn tiêu các loại, giảm 4.307 tấn, tức giảm 2,33 % so với khối lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2020.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 591,47 triệu USD, tăng 191,19 triệu USD, tức tăng 47,76 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 07/2021 đạt 3.612 USD/tấn, tăng 0,89 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 06/2021.

Giá tiêu thế giới ổn định

Hôm nay 17/8/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ổn định ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 11/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR. Như vậy giá tiêu nội địa của Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian qua.

Trong những ngày đầu tháng 8/2021, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tại Ấn Độ giảm so với cuối tháng 7/2021. Trong khi đó, giá xuất khẩu của Brazil ổn định, còn giá xuất khẩu của Indonesia, Malaysia và Việt Nam lại tăng.

Dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam.

Hiện tại, giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước như Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Brazil và Campuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8.

Trong quý III/2021, giá hạt tiêu thế giới được dự đoán sẽ giữ ổn định ở mức cao, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận