Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 89.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 86.500 đồng/kg tại Đồng Nai, Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên, dao động trong mức 87.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 86.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng 89.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang, dao động ở ngưỡng 88.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 86.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
87,500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
86,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
87,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
89.500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
88,500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
86,500 |
0 |
Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Thị trường trong nước những ngày qua đang chùng xuống và đi ngang. Tuy nhiên dự báo sẽ tiếp tục đà tăng cao.
Theo ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), trong số các loại gia vị của Việt Nam, hạt tiêu là loại gia vị đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều nhóm ngành hàng khác, thì xuất khẩu hạt tiêu vẫn tiếp tục giữ ổn định.
Năm 2021, hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá, trong khi xuất khẩu hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo nhận định của chuyên gia, giá tiêu tháng 10/2021 đã có sự "bùng nổ" sau quý III/2021 thị trường vật lộn do Covid-19. Các tỉnh thành mở cửa từ 1/10 đã thúc đẩy hàng hóa luân chuyển, gỡ khó cho xuất khẩu đẩy giá tăng liên tiếp.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Giá tiêu Ấn Độ tăng mạnh, Malaysia giảm sâu trong khi thị trường trong nước tiếp tục xu hướng tăng
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng nhẹ. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 5.535 USD/tấn lên 5.841 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi tăng 5%, từ 5.802 USD/tấn lên 6.107 USD/tấn.
Còn tại Sri Lanka, mặc dù đồng Rupee Sri Lanka suy yếu 1% so với USD/tấn (LKR 201,82/USD/tấn) nhưng giá tiêu nội địa vẫn tăng trong tuần qua. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 4.134 USD/tấn lên 4.373 USD/tấn.
Tuần trước tại Việt Nam, giá tiêu đen nội địa cho thấy chiều hướng gia tăng trong khi các mặt hàng còn lại vẫn ổn định. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 1%, từ 3.690 USD/tấn lên 3.726 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ trong khoảng 5.568 - 5.572 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh đi ngang trong khoảng 4.390 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh trong khoảng 6.390 USD/tấn.
Cùng tình trạng với Việt Nam, giá tiêu nội địa và quốc tế tuần trước của Indonesia cho thấy sự ổn định. Tiêu đen nội địa của quốc gia này ổn định trong khoảng 3.702 USD/tấn đến 3.719 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ trong khoảng 6.272 - 6.304 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung từ 4.393 USD/tấn đến 4.412 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang ổn định trong khoảng 7.232 - 7.264 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen nội địa của Malaysia tiếp tục giảm. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 10%, từ 4.139 USD/tấn xuống 3.729 USD/tấn; tiêu trắng nội giảm 3%, từ 6.340 xuống 6.157 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giảm 8%, từ 5.972 USD/tấn xuống 5.240 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching giảm 5% xuống 7.440 USD/tấn.
Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil sang Mỹ và Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng xuất khẩu sang Đức, Pakistan và đặc biệt là Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) lại tăng mạnh.
Cho đến nay, sắc lệnh mới về hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp Brazil (MAPA) - được cho là sẽ được áp dụng, vẫn chưa được công bố.
Nguyên nhân là do Hiệp hội Sản xuất hồ tiêu Brazil và một số tổ chức lớn đã đề nghị tạm hoãn thời điểm quy định có hiệu lực trong ít nhất một năm, để có đủ thời gian điều chỉnh cho các nhà xuất khẩu Brazil.
Đồng thời, họ cũng lo ngại việc áp dụng quy định đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các hợp đồng đã ký mà chưa được vận chuyển đến châu Âu, do xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng vận tải biển.
Hiện tại, chi phí vận chuyển đang tăng trong khi nguồn cung khan hiếm, do đó gây ra những mối lo lắng về sự tăng giá hồ tiêu trên toàn thế giới trong thời gian tới.