Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 1/11/2021: Đứng mốc 90.000 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 1/11 vẫn ổn định, thị trường tháng 11/2021 tiếp tục tăng bền vững, trong đó chủ lực do nhu cầu dịp cuối năm và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, giá chi phí vận tải chưa thể hạ nhiệt.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 90.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  86.500 đồng/kg  tại  Đồng Nai, Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đứng yên, dao động trong  mức 87.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động ở ngưỡng 86.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng yên, dao động trong ngưỡng  90.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  đi ngang, dao động ở ngưỡng 88.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 86.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

87,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

86,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

87,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

90.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

88,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

86,500

0

Giá tiêu hôm nay 1/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Thị trường trong nước những ngày cuối tháng 10/2021 đã chùng xuống. Tổng kết tuần trước, giá tiêu tăng 500 đồng/kg ở Gia Lai, Đồng Nai; tăng 1.000 đồng/kg tại các địa phương khác; tăng 1.500 đồng/kg tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

So với ngày đầu tháng 10 (1/10), giá tiêu trong nước tăng trung bình 8.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ổn định trong 3 tuần cuối tháng, nhưng đã tăng thêm 200 USD/tấn trong tuần đầu tiên tháng 10/2021.

Trong tháng 10/2021, giá tiêu lần đầu tiên ghi nhận chạm mốc 90.000 đồng, đây là điều được dự báo trước và là mốc rất quan trọng, làm đòn bẩy để giá tiêu có thể đạt mức giá 100.000 đồng/kg trong năm nay. Trong tháng ghi nhận 4 đợt điều chỉnh tăng (3 đợt tăng nhẹ, 1 đợt tăng mạnh), và 1 đợt điều chỉnh giảm.

Theo nhận định của chuyên gia, giá tiêu tháng 10/2021 đã có sự "bùng nổ" sau quý III/2021 thị trường vật lộn do Covid-19. Các tỉnh thành mở cửa từ 1/10 đã thúc đẩy hàng hóa luân chuyển, gỡ khó cho xuất khẩu đẩy giá tăng liên tiếp.

Tuy vậy đến giữa tháng, tình trạng ách tắc container tại các cảng lâm vào cảnh trầm trọng khiến thu mua trong nước giảm, kéo thị trường đi xuống. Tuy nhiên, nhu cầu cao các tháng cuối năm, nguồn cung khan hiếm do mất mùa tại các quốc gia khiến thị trường như chiếc "lò xo bị nén", đẩy giá tiêu tiếp tục tăng sau đó.

Một yếu tố được nhận định sẽ tiếp tục hỗ trợ giá tiêu đó là việc thế giới đang trong giai đoạn được đánh giá là chu kỳ "siêu kinh tế", sắp tới có thể Mỹ và các quốc gia khác tiếp tục bơm tiền vào thị trường.

Nhận định về thị trường tháng 11/2021, các chuyên gia cho biết đà tăng vẫn còn bền vững. Những yếu tố kích thích giá tăng như tháng 10/2021 vẫn còn ảnh hưởng trong tháng 11/2021. Trong đó chủ lực vẫn là nhu cầu dịp cuối năm và thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, giá chi phí vận tải chưa thể hạ nhiệt.

Trả lời phóng viên Tạp chí Hải quan gần đây, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư sê (Gia Lai) phân tích, thị trường hồ tiêu đã trải qua nhiều chu kỳ lên xuống giá. Chu kỳ gần nhất từ năm 2001 đến năm 2006 là chu kỳ giá xuống, giá hồ tiêu “chạm đáy” vào năm 2006. Sau đó, giá bắt đầu đi lên cho đến năm 2015, giá đạt đỉnh trên 200.000 đồng/kg. Từ năm 2016, giá lại bắt đầu đi xuống cho đến mức “chạm đáy” khoảng 34.000 đồng/kg vào đầu tháng 4/2020.

“Có thể xác định, năm 2020 là năm giá “chạm đáy” và hiện nay bắt đầu một chu kỳ lên giá mới. Trong vài ba tháng tới và các năm tiếp theo, giá cả sẽ tốt dần lên, khả năng đến cuối năm nay giá sẽ đạt từ 90.000-100.000 đồng/kg. Dự báo, giá hồ tiêu có thể đạt đỉnh như chu kỳ trước trong khoảng 8-10 năm tới. Mức giá dự kiến có thể lên tới 250.000-300.000 đồng/kg”, ông Hoàng Phước Bính nhấn mạnh.

Mặc dù giá cả hồ tiêu đã tăng lên, người trồng tiêu không còn bị lỗ và khả năng sẽ có giá tốt hơn trong tương lai, nhưng theo ông Hoàng Phước Bính, ngành hàng “vàng đen” này vẫn đối mặt khó khăn, thách thức nhất định. Điển hình như, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, châu Âu, Mỹ… tăng lên quá cao, gấp 6-10 lần so với trước đây. Bên cạnh đó chi phí nguyên liệu đầu vào, tái sản xuất tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Những yếu tố trên dẫn đến việc, tuy giá tiêu tăng cao trở lại nhưng người dân còn rất dè chừng trước việc phát triển lại cây tiêu. Mặt khác, thời điểm giá tăng cao, người dân cũng không có bán vì không đúng vụ chính. Những người có bán cũng đã tích trữ nhiều năm.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hồ tiêu thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam cũng sẽ khả quan hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng cho xuất khẩu. Trong khi đó, giá hồ tiêu nội địa cũng tăng mạnh do dịch Covid-19 trong nước cơ bản đã được kiểm soát. Bên cạnh đó, lượng hàng trong dân gần như đã hết, nếu đà tăng giá tiếp tục diễn ra, khi đạt mốc 90.000 - 95.000 đồng/kg, có thể lượng hàng tồn từ 2-3 năm trước sẽ được bán ra thị trường.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đang tăng trở lại do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch mới diễn ra.

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương và Dịch vụ Brazil (MDIC), trong tháng 9, quốc gia này đã xuất khẩu được 6.018 tấn hồ tiêu, tăng mạnh 44,5% so với tháng 8 và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil đạt 61.845 tấn, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thu về vẫn tăng mạnh 38,4% lên mức 184,3 triệu USD, nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 1,5 lần trong 9 tháng qua (đạt bình quân 2.987 USD/tấn theo hình thức giao hàng FOB).

Bình luận