Giá tiêu ngày 20/9: Dự báo tiếp tục tăng cao

(VOH) - Giá tiêu ngày 20/9 không đổi, dường như ngành tiêu đang để lỡ cơ hội giá tiêu tăng mạnh này khi kết quả xuất khẩu giảm sút mạnh trong tháng 8.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  76.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai .

Tuần qua, giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu. So với thời điểm ngày 1/9, giá tiêu trong nước đang tăng 2.000 - 2.500/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước , dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai , dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá cà phê tại Phú Yên dao động ở ngưỡng 76.500- 77.000 đồng/kg

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76,000

0

Giá tiêu hôm nay 20/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Mặc dù giá tiêu xuất khẩu tiêu đạt đỉnh gần 4 năm nhưng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam giảm mạnh tới hơn 30%. Nguyên nhân là doanh nghiệp đang chật vật trước làn sóng COVID-19 lần thứ 4 và giá cước vận tải tăng phi mã.

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, giá tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao nhất gần 4 năm. Mỹ và các nước Châu Âu đang dần mở cửa kinh tế trở lại sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.

Nhờ vậy, nhu cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng tiêu tăng mạnh, đặc biệt là khi sắp bước vào các dịp lễ, Tết vào cuối năm.

Tuy nhiên, dường như ngành tiêu đang để lỡ cơ hội giá tiêu tăng mạnh này khi kết quả xuất khẩu giảm sút mạnh trong tháng 8.

Theo đó, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 2, trị giá 63 triệu USD, giảm 36% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7.

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8. Theo đó, việc các nhà máy phải thực hiện 3 tại chỗ và những khó khăn trong vận chuyển trong nước và xuất khẩu đã khiến doanh nghiệp hồ tiêu lỡ nhịp so với thế giới.

Việc sản xuất trong nước đã khó, nay vấn đề cước tàu vận chuyện chuyển quá cao khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đối diện với nguy cơ mất khách hàng, thậm chí phá sản. Hàng hóa đưa ra cảng bị ách tắc, hợp đồng xuất khẩu không đi được vì giá cước quá cao.

Đối với hồ tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại.

Bên cạnh đó, EU cũng là thị trường trọng điểm và thị trường hướng đến của hầu hết các doanh nghiệp trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thúc đẩy tăng sức mua của thị trường này.

Tuy nhiên, theo VPA đây là 2 tuyến vận chuyển đường biển có mức tăng giá cước phi mã và bất thường nhất với mức tăng khoảng 1.500-2.000 USD cho một container 40 feet sau mỗi 2 tuần.

Theo so sánh của VPA, cước từ các nước châu Á khác như Ấn Độ đi Mỹ và EU lại không tăng nhiều như ở Việt Nam. VPA cũng cho rằng việc tăng này là phi lý và bất thường bởi giá dầu – chi phí cốt lõi để cấu thành ra giá thành trong vận tải đường biển đang ở mức giá thấp hơn nhiều so với trước đây.

Theo thông tin của VPA, thời gian gần đây, Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó TGĐ Công ty Cổ phần TM DV XNK Trân Châu, đồng thời là Phó chủ tịch VPA cho biết "Mọi chi phí đang rất cao. Giá tiêu hiện khoảng 70.000 - 75.000 đồng/kg cộng thêm chi phí logistics trên trời thì không khách hàng nào mua nổi.

Giai đoạn này còn là cuối vụ, tồn kho không còn nhiều. Trong khi Brazil và Indonesia lại còn hàng và chi phí vận tải rẻ hơn nhiều so với Việt Nam. Do đó, khách hàng sẽ chuyển qua Brazil và Indonesia để thay thế".

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu chốt phiên gần đây tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ tăng 43% về lượng lên 11.260 tấn, trị giá 45,8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh số bán tiêu dạng nghiền chiếm 54%.

Tại Brazil, doanh số bán tiêu quốc tế trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 giảm 9% về lượng xuống 51.620 tấn và giảm 32% về giá trị xuống còn 145,5 triệu USD. Tại quốc gia này, vụ thu hoạch hồ tiêu của bang Pará bắt đầu vào tháng 9/2021 có thể cho sản lượng dao động trong khoảng 35.000 - 37.000 tấn.

Còn lượng tiêu xuất khẩu của Indonesia trong 6 tháng đầu năm đạt 20.800 tấn, giảm 1,9% so với năm ngoái. Hiện nay, Việt Nam, Brazil và Indonesia đang là 3 thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Các chuyên gia đánh giá, sự sụt giảm xuất khẩu toàn cầu, ngoài nguyên nhân khách quan do dịch Covid-19, còn do sản lượng tiêu năm nay tiếp tục giảm mạnh. Điều này khiến lượng tiêu sản xuất ra tại các nước (tiêu biểu là Indonesisa) chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, ít dành cho xuất khẩu.

Giữa cuộc khủng hoảng COVID-19, thị trường tiêu đen toàn cầu đã chứng kiến quy mô là 4 tỷ USD vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2026, quy mô của thị trường này sẽ đạt 5,5 tỷ USD, theo trang PR Newswire.

Trong giai đoạn 2020 - 2026, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) của thị trường tiêu đen toàn cầu được ước tính sẽ ở mức 5%.

Trong đó, hạt tiêu đen xay, một trong những phân khúc nổi bật của thị trường tiêu đen, dự kiến sẽ ghi nhận CAGR là 5,4% và đạt 2,8 tỷ USD vào cuối năm 2026.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng về tác động của đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế, các nhà phân tích đã điều chỉnh CAGR của phân khúc hạt tiêu đen nứt thô thành 4,5% trong giai đoạn 7 năm tới.

Bình luận