Giá tiêu trong nước sáng nay giảm, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 85.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 81.500 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 83.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 81.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 85.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 82.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
83,000 |
-1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
81,500 |
-1.500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
83,000 |
-1.0 00 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
85,000 |
-1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
84,000 |
-1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
82, 500 |
-1.000 |
Về giá tiêu năm nay, ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc INTIMEX Group dự đoán sẽ chạm mốc 100.000 đồng/kg. Sở dĩ có tình trạng đầu vụ giá hạt tiêu thấp nhưng vào chính và cuối vụ thì giá tăng cao là do khi mới vào vụ thu hoạch, những hộ dân cần bán đã bán trước Tết để có tiền trang trải chi phí mùa vụ và sinh hoạt gia đình.
Hiện nay hồ tiêu đang vào vụ thu hoạch rộ nhưng giá tiêu trên thị trường vẫn tăng mạnh vì những hộ có điều kiện không muốn bán hàng ra, mà có xu hướng giữ lại hoặc chỉ bán nhỏ giọt để chờ tín hiệu thị trường.
Ông Nam cho biết thêm, ở Việt Nam hiện giá tiêu tăng không ảnh hưởng bởi mùa vụ thu hoạch có nhiều hay ít hàng, mà do người nông dân muốn giữ hàng lại không bán ra.
Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới nên cả người mua lẫn người bán đều nhìn ngó Việt Nam. Một khi Việt Nam giảm mạnh lượng bán ra, giá tiêu sẽ tăng đột biến và là mối lo lớn nhất của thị trường hạt tiêu toàn cầu.
Do ảnh hưởng của thời tiết thất thường nên đánh giá sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, sản lượng vụ thu hoạch hồ tiêu ở các tỉnh trọng điểm sẽ giảm so với năm 2021.
Trong đó, Đắk Nông được coi là "thủ phủ" của hồ tiêu Việt Nam, chiếm khoảng 40% sản lượng, là cây trồng chủ lực ở địa phương.
Vụ 2022 mặc dù có vùng bị ảnh hưởng của thời tiết, nhưng cũng có vùng cho năng suất và sản lượng tốt, vì vậy, dự báo các vườn tiêu sẽ cho sản lượng thu hoạch tương đương năm 2021.
Về chi phí sản xuất hồ tiêu năm nay, lãnh đạo VPA thừa nhận, giá thành để sản xuất hồ tiêu vụ mùa này đã tăng cao hơn so với mọi năm.
Theo đó, nguyên nhân được cho là nguyên liệu đầu vào tăng, trong đó giá phân bón tăng 100%, nhân công tăng từ 180.000 lên 250.000 đồng mà vẫn “đỏ mắt” không có người thu hái.
Ngoài ra, năm nay dịch bệnh, lượng canh tác giảm, thời tiết thiếu thuận lợi nên sản lượng tiêu năm nay có thể thấp, đẩy giá tiêu tăng đột biến.
VPA kỳ vọng giá tiêu 2022 có thể đạt mức 150.000 đ/kg.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Khảo sát giá tiêu sáng ngày 21/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây dự báo trong ngắn hạn, thị trường hạt tiêu thế giới sẽ sôi động hơn khi Trung Quốc và Việt Nam quay trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trở lại, trong khi nguồn cung được bổ sung từ Việt Nam.
Tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) diễn ra hồi tháng 1, ông Đinh Xuân Thu, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại xanh Thu Thủy cho rằng, khả năng giá có thể tăng vào tháng 3-4 do Trung Quốc tăng mua sau khi mở cửa trở lại và các đại lý trong nước tăng tích trữ Hồ tiêu sau khi mùa vụ cà phê kết thúc.
Đến quý II, giá có thể tăng từ 85.000-90.000 đồng/kg và mức giá 100.000 đồng/kg có thể đạt vào tháng 9-10.
Thị trường Trung Quốc thời gian qua có sức ảnh hưởng khá lớn đến giá tiêu nội địa của Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ tiêu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2021 (sau Mỹ) với khối lượng hơn 38 nghìn tấn, chiếm 14% tỷ trọng. Tuy nhiên, con số này giảm tới gần 32% so với năm 2020.
Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu trong những tháng cuối năm 2021.
Cụ thể, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10 Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 12 mua 513 tấn. Điều này kéo theo giá tiêu giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm.
Sau khi tiệm cận mức giá 89.000 đồng/kg vào giữa tháng 10/2021, giá giảm 2.000-3.000 đồng cho tuần tiếp theo. Kể từ đó đến cuối tháng 12/2021 giá liên tục giảm và có thời điểm xuống 78.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, giá tiêu trong năm 2021 vẫn tăng tới 48%.
Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm có chậm lại so với 6 tháng đầu năm do áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ nhập khẩu.