Giá tiêu sáng nay giảm 500- 1.000 đồng/kg, cao nhất ở ngưỡng 73.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 70.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong mức 71.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.500đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 73.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 70.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
71,500 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
70,500 |
-500 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
71,500 |
-500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
73,500 |
-1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
72,000 |
-1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
70, 500 |
-500 |
Hiện nay, Mỹ và EU đang là hai thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của nước ta và đây cũng là ngành hàng hiếm hoi trong số các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng tuyệt đối tại Mỹ và EU.
Tuy nhiên, để xuất khẩu tiêu tăng trưởng tốt và bền vững, ngành tiêu cần giải quyết vấn đề gốc rễ là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Trao đổi về vấn đề này, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, hàng rào lớn nhất của ngành tiêu ở thị trường EU là tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Nội dung của hai tiêu chí này ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn.
Theo Chủ tịch VPA "Nhận thức của nông dân trong sản xuất là gốc rễ của vấn đề tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu vượt quá mức cho phép của EU. Chúng ta đang sản xuất theo thói quen mà chưa theo yêu cầu, định hướng của thị trường".
Thực tế ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp hồ tiêu đi theo hướng canh tác bền vững với các chuỗi liên kết sản xuất từ vùng nguyên liệu đến nhà máy. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa đủ mạnh về tài chính và năng lực xuất khẩu để có thể đồng hành với tất cả nông dân trong quá trình canh tác.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Trong tháng 4/2022, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Indonesia tăng 105,9% so với tháng 4/2021, đạt xấp xỉ 5,58 triệu USD. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia vào Trung Quốc giảm 43,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 7,12 triệu USD.
Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 63,01% trong 4 tháng đầu năm 2021 xuống 49,84% trong 4 tháng đầu năm 2022.
Trong tháng 4/2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 25% so với tháng 4/2021, đạt 1,42 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 4,15 triệu USD.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 16,62% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 29,03% trong 4 tháng đầu năm 2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).