Giá tiêu ngày 23/12/2021: Tuột khỏi mốc 80.000 đồng/kg, thị trường tiếp tục ảm đạm

(VOH) - Giá tiêu ngày 23/12 tiếp tục giảm mạnh 500- 1.000 đồng/kg. Xuất khẩu hồ tiêu của VN  không tăng mạnh như nhiều dự báo, nửa đầu tháng 12/2021 Việt Nam xuất khẩu được 6.990 tấn.

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 79.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  77.000 đồng/kg  tại Đồng Nai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định, dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 77.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  79.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79,500

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

78,500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

77,000

-1.000

Giá tiêu hôm nay 23/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay 23/12, giá tiêu trong nước đi ngang ở các tỉnh Tây Nguyên, giảm 500 - 1.000 đồng/kg tại Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm hôm qua 22/12. Đây là ngày suy giảm thứ 3 liên tiếp của thị trường trong nước từ đầu tuần khiến giá tiêu mất trung bình 2.000 - 2.500 đồng/kg.

Thời gian qua, giới đầu cơ Đông Nam Bộ liên tục có động thái chuyển dịch sang bất động sản, khiến dòng tiền rời khỏi hồ tiêu, góp phần đẩy giá khu vực này xuống thấp, chênh lệch không đáng kể với các tỉnh Tây Nguyên.

Hiện giá tiêu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuống còn 79.500 đồng/kg, chính thức mất mốc 80.000 đồng/kg lập được ngày 10/9/2021. Trước đây, chênh lệch giữa 2 khu vực luôn trong khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg, nay thu hẹp lại còn 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Thị trường đang trầm lắng do các đơn vị xuất khẩu đã gom đủ hàng cho đến hết năm 2021, dòng tiền đầu cơ chảy về mặt hàng cà phê và nhu cầu của Trung Quốc thấp hơn dự kiến.

Về triển vọng năm 2022, hầu hết chuyên gia, đơn vị xuất khẩu và người trồng hồ tiêu đều có chung một kỳ vọng là giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng do cung - cầu hồ tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.

Việc giá hồ tiêu xuống thấp trong những năm trước khiến người trồng tiêu tại Việt Nam cũng như một số nước sản xuất khác dừng mở rộng diện tích, giảm chăm sóc cây tiêu, một số phá bỏ tiêu để trồng loại cây khác cho giá trị kinh tế cao hơn.

Số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy, nếu như năm 2019 sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đạt 260 nghìn tấn thì năm 2020 giảm xuống còn 240 nghìn tấn và năm 2021 chỉ còn 220 ngàn tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 12/2021, Việt Nam xuất khẩu được 6.990 tấn, kim ngạch đạt 32,9 triệu USD. Lũy tiến từ đầu năm đến 15/12/2021, Việt Nam xuất khẩu được 252.881 tấn, kim ngạch đạt 899,7 triệu USD. Như vậy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam không tăng mạnh như nhiều dự báo, thậm chí còn thấp hơn tháng 11/2021.

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (13/12 - 17/12) tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm do sự suy yếu của đồng Rupee so với USD/tấn (17,13 INR/USD/tấn), giảm 1%.

Như vậy hồ tiêu Ấn Độ có tuần giảm thứ 2 sau 3 tuần tăng liên tiếp trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 3%, xuống 6.696 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi cũng giảm tương ứng 3% xuống 6.959 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 23/11/2021, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 23/12/2021: Tuột khỏi mốc 80.000đồng/kg, thị trường tiếp tục ảm đạm 2

Tình trạng khan hàng tại nhiều nước sản xuất tiêu lớn trên thế giới cùng với gia tăng giá cước vận tải đã đẩy giá hồ tiêu tăng mạnh trong thời gian qua. Đến nửa đầu tháng 12, giá hồ tiêu thế giới có xu hướng giảm do nhu cầu chậm lại. Tuy nhiên, so với đầu năm nay, giá hồ tiêu hiện vẫn đang tăng từ 45 – 55%.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), Brazil là quốc gia duy nhất có nguồn cung tăng do vụ thu hoạch ở phía Bắc của nước này. Còn các quốc gia khác đều trong tình trạng khan hàng.

Trong khi đó, tin tức về vụ mới của Việt Nam không mấy khả quan. Do vậy, khách hàng có thể sẽ chuyển sang mua hồ tiêu Brazil nhiều hơn do giá cước vận tải tốt hơn.

Về nhu cầu, IPC thông tin Mỹ đã dần đặt chỗ cho các đơn hàng năm 2022, thị trường Trung Quốc sức mua chậm lại trong khi châu Âu dè dặt nhập hàng. Dự báo sức mua từ thị trường Trung Đông cũng yếu.

IPC nhận định, về cơ bản, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu vẫn mạnh trong khi nguồn cung toàn cầu không tăng.

Bên cạnh đó, lạm phát thế giới năm 2022 sẽ khiến giá đầu vào tăng cao dẫn đến giá các mặt hàng tiếp tục neo ở mức cao, trong đó có hồ tiêu.