Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 76.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 73.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong mức 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 73.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 76.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 73.000đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
74,000 |
+500 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
73,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
74,000 |
+500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
76.000 |
+500 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
75, 000 |
+500 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
73,000 |
0 |
Giá hồ tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là tín hiệu đáng mừng, là cơ hội để người trồng tiêu vực dậy sau nhiều năm giá xuống thấp.
Đây là tuần thứ 3 liên tiếp ghi nhận giá tiêu tại các địa phương tăng nhẹ. Trong tháng 6/2021, diễn biến giá tiêu giảm nhẹ ở đầu tháng, sau đó tăng nhẹ với các bước giá 1.000 – 2.500 đồng/tuần.
Theo đánh giá của cộng đồng diễn đàn hồ tiêu Việt Nam, việc tăng giá mạnh như thời điểm tháng 3/2021 là khó xảy ra. Bởi vì hầu hết các công ty xuất khẩu hiện nay đều không dám bán khống nữa, do nguồn cung thiếu hụt so với mọi năm. Thay vào đó họ sẽ mua bán sang tay, điều này dẫn đến giá tiêu sẽ tiếp tục tăng một cách chậm, nhưng chắc.
Nửa đầu tháng 6/2021, xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 16.764 tấn tiêu với giá trị kim ngạch 59,02 triệu USD, giảm 12,41% về lượng nhưng lại tăng 31,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.521 USD/tấn, tăng 2,68% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2021. Đây tiếp tục là tín hiệu khả quan cho thị trường.
Ông Lê Đức Huy – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH XNK 2/9 Đắk Lắk cho biết, lượng hàng xuất khẩu của đơn vị giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là đơn vị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk về ngành hàng hồ tiêu. Theo ông Huy, nguyên nhân do sự khan hiếm container xuất đi Mỹ và châu Âu dẫn đến khách hàng chậm nhận được hàng.
Sự đình trệ của vận tải cũng khiến dòng tiền của các công ty có chu kỳ xoay vòng dài hơn, thị trường nhìn chung thiếu động lực.
Đánh giá chung từ đầu năm, cả nước đã xuất khẩu được 121.000 tấn hồ tiêu, đạt 379 triệu USD. Do năng suất niên vụ tiêu năm nay giảm gần 30%, nên khối lượng xuất khẩu đã giảm 17,1%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại tăng 23% so với cùng kỳ do giá hồ tiêu tăng trở lại.
Giá tiêu thế giới đi ngang
Hôm nay 28/6/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ đi ngang ở mức 41.800 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 10/6/2021 đến ngày 16/6/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,9 VND/INR.
Theo tổng hợp, giá hạt tiêu trên thị trường quốc tế trong tháng 5/2021 ghi nhận xu hướng tăng ở hầu hết các thị trường. Trong đó, giá tiêu đen tại Ấn Độ tăng 8% (tương ứng 423 USD/tấn), Brazil và Malaysia cũng tăng 50 – 320 USD/tấn so với tháng trước. Mặt bằng giá hiện đang ở mức cao nhất kể từ cuối năm 2017 đến nay.
Giá tiêu đen Việt Nam loại 500g/l tăng 11% (400 USD/tấn) lên mức 3.995 USD/tấn. Sang đến tháng 6 (từ ngày 1/6 đến ngày 11/6) giá tiêu đen của Việt Nam và Malaysia có phần chững lại và đi ngang.
Trong khi đó, giá tiêu tại Brazil và Indonesia tăng lần lượt là 1,9% và 2,7% so với cuối tháng 5, đạt 4.000 USD/tấn và 3.983 USD/tấn. Riêng giá tiêu đen tại Ấn Độ giảm 1%, đạt 5.664 USD/tấn.
Như vậy, với đà tăng giá từ đầu năm đến nay, giá tiêu đen tại Brazil đã tăng hai lần so với cùng kỳ năm trước; Malaysia, Indonesia và Việt Nam ghi nhận mức tăng từ 50 – 60%; còn Ấn Độ đã tăng 28,7%.
Nguyên nhân đà tăng do sự sụt giảm nguồn cung tại Việt Nam được cho là yếu tố chính đẩy giá hạt tiêu thế giới tăng cao trong thời gian qua. Ngoài Việt Nam các thị trường khác cũng đang có báo cáo sản lượng suy giảm. Bên cạnh sản lượng giảm, sự thành công của tiêm chủng thời gian qua đã kích thích các nước mở cửa trở lại, qua đó đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng. Ngoài ra, giá tiêu tăng cũng để bù đắp 1 phần chi phí cước vận tải đang quá cao như hiện nay.
Với tình hình hiện tại, các công ty xuất khẩu không còn ký hàng giao xa do lo ngại nguồn cung thiếu hụt và giá cước tàu biển vẫn còn tăng.