Giá tiêu ngày 29/4/2022: Thị trường trầm lắng, giá không đổi

(VOH) - Giá tiêu ngày 29/4 đi ngang, thị trường yên ắng dù thương lái tích cực đi hỏi hàng, song lượng giao dịch thực tế không nhiều. Các bên vẫn đang "thăm dò" nhau trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Gía tiêu sáng nay đứng yên, cao nhất ở ngưỡng 79.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 76.000 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 77.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai ổn định, dao động 76.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang , dao động 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động 78.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động 76.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

77,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

76,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

77,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

79,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

78,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76, 500

0

Giá tiêu hôm nay 29/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giữ nguyên ở các tỉnh so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường vẫn trầm lắng dù thương lái tích cực đi hỏi hàng, song lượng giao dịch thực tế không nhiều. Các bên vẫn đang "thăm dò" nhau trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, lượng hạt tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tháng qua vẫn đủ nên mức giao dịch không có biến động lớn.

Trên thế giới lượng hàng trong kho ở các quốc gia tiêu thụ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu, do đó giá hồ tiêu toàn cầu trong những tháng qua không cho thấy sự dao động lớn mặc dù sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo tiếp tục giảm 3% trong năm 2022 (theo IPC), chủ yếu giảm từ Việt Nam và Ấn Độ.

Hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam tăng đồng loạt 50 USD/tấn, tương ứng với 4.240 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 6.040 USD/tấn với tiêu trắng.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, thị trường tuần trước (18/4 - 22/4) cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có Việt Nam ghi nhận sự gia tăng.

Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ giảm 1% so với tuần trước. Giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia tiếp tục ổn định từ giữa tháng 3. Còn giá tiêu nội địa Malaysia giảm do đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,27 MYR/USD). Giá tiêu quốc tế Malaysia tiếp tục ổn định.

Trong khi đó giá tiêu Sri Lanka tiếp tục giảm do đồng Rupee Sri Lanka giảm 3% so với USD (320,69 LKR/USD). Cũng trong tuần trước, giá tiêu giao dịch quốc tế và tiêu đen nội địa của Việt Nam tăng, còn giá tiêu nội địa của Việt Nam tiếp tục ổn định.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2022 xuất khẩu hạt tiêu tăng cả khối lượng, kim ngạch và giá so với tháng 2/2022, với mức tăng tương ứng 63,6%, 69,3% và 3,5%, đạt 23.727 tấn, tương đương 111,68 triệu USD, giá trung bình 4.707 USD/tấn.

Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2022, cả nước xuất khẩu 53.778 tấn hạt tiêu, tương đương 250,8 triệu USD, giá trung bình 4.663,6 USD/tấn, giảm 12,7% về lượng nhưng tăng 39,3% về kim ngạch và tăng 59,6% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Mỹ tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, đạt 15.062 tấn, tương đương 74,18 triệu USD, chiếm 28% trong tổng lượng và chiếm 29,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng 7,2% về lượng, tăng 66% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, giá tăng mạnh 54,9%, đạt 4.925 USD/tấn.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU chiếm 16,2% trong tổng lượng và chiếm 17,7% trong tổng kim ngạch, đạt 8.732 tấn, tương đương 44,48 triệu USD, giá 5.094 USD/tấn, tăng mạnh 50% về lượng, tăng 119,8% về kim ngạch, giá tăng 46,5%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 29/4/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 53,700 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 4 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Hiện tại, nông dân tại Campuchia đang trong giai đoạn thu hoạch tiêu để có thể xuất bán vào khoảng tháng 5 và tháng 6 tới.

Giá hồ tiêu tại Campuchia đã cải thiện đáng kể từ tháng 1 năm nay, với giá dao động quanh mức 15 triệu riel/tấn (tương đương khoảng 3.700 USD/tấn).

Song, đợt giảm giá gần đây vào tháng 4 trong vụ thu hoạch gần nhất đã dẫn đến tình trạng dư thừa lượng hồ tiêu dự trữ trên thị trường.

Ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết, Campuchia đang phụ thuộc nhiều vào Việt Nam trong xuất khẩu hồ tiêu với vị thế là nhà phân phối lớn.

Do vậy, CPSF đang tìm cách chuyển sang chiến lược bán trực tiếp cho người mua và cắt bỏ khâu trung gian.

Theo đó, Liên đoàn đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư và người mua nhập khẩu trực tiếp từ nước này vì điều đó sẽ mang lại lợi nhuận hơn là bán cho các thương nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, trước khi thực hiện điều này, Liên đoàn cần phải có cơ sở hạ tầng, bao bì, nhà cung cấp phù hợp; có đủ lượng dự trữ hàng năm cũng như nhiều nhà máy chế biến hơn.