Giá tiêu ngày 29/7: Giảm 500 đồng/kg tại Đắk Nông và Đắk Lắk

(VOH) - Giá tiêu ngày 29/7 đi ngang tại hầu hết các địa phương. Riêng giá tiêu tại  Đắk Nông và Đắk Lắk giảm 500 đồng/kg. Thị trường tiêu trong nước trầm lắng do dịch Covid-19. Giá thế giới giảm

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  71.000 đồng/kg  tại  Gia Lai

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng/kg, dao động trong  mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đứng giá, dao động ở ngưỡng 74.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  ổn định, dao động ở  ngưỡng 72.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

73,000

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

73,000

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

74, 000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

72,000

0

 

Giá tiêu hôm nay 29/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Hiện thị trường giao dịch đang trầm lắng do một loạt các tỉnh phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo phản ánh của các đơn vị xuất khẩu, các đơn hàng vẫn được ký mới vì từ trước đến nay vẫn chủ yếu làm việc qua mạng, chỉ có khẩu vận chuyển, giao hàng sẽ bị ảnh hưởng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có phương án kỹ càng cho mọi tình huống phát sinh.

Với tình hình như hiện nay, các đơn hàng xuất tháng 8/2021 phải lấy từ trong kho, do việc gom hàng trong dân bị hạn chế vì Chỉ thị 16. Do vậy, khi hết giãn cách các công ty phải tăng cường mua vào để bù đắp. Do vậy giới đầu cơ tin rằng sẽ có 1 đợt tăng giá lên 80.000 đồng/kg ngay sau khi hết giãn cách xã hội ở các tỉnh thành phía Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 7/2021 đạt 14.320 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 52,47 triệu USD, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu năm lên đạt 168.204 tấn, giảm 3,62% về lượng nhưng lại tăng 46,35% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.664 USD/tấn, tăng 2,29% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2021.

Trong tháng 6, giá tiêu đen trên thị trường thế giới biến động trái chiều, tăng tại Việt Nam và Brazil trong khi giảm tại Indonesia và Ấn Độ. Sang đến tháng 7 giá tiêu tại hầu hết các thị trường đều đi ngang do một số nước bắt đầu bước vào vụ thu hoạch.

Mặc dù đã có những điều chỉnh lên xuống không đồng nhất trong hơn 1 tháng qua nhưng so với đầu năm nay giá tiêu đen của Việt Nam hiện đã tăng 33,1 – 32,8% (945 – 964 USD/tấn). Tương tự, giá tiêu đen Indonesia tăng 25,7%, Ấn Độ tăng 17,5%, Malaysia tăng 35,6%, đặc biệt Brazil tăng tới 42,9%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do sản lượng hạt tiêu của Việt Nam, nước xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới sụt giảm đã thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên trong những tháng đầu năm nay.

Với việc Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và Brazil bước vào vụ thu hoạch mới trong tháng 7 và tháng 8 có thể gây áp lực lên giá tiêu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, giá hạt tiêu được cho là vẫn ổn định ở mức cao trong quý III nhờ được hỗ trợ bởi những yếu tố như sản lượng giảm ở một số nước sản xuất, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các nước xuất khẩu tiêu như Việt Nam, Indonesia và Malaysia khiến việc thu hoạch và bán ra bị ảnh hưởng. Mặt khác giá cước vận tải biển tăng cao, nhu cầu của các thị trường lớn phục hồi cũng tác động lên giá tiêu nguyên liệu tại các nước xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới giảm

Hôm nay 29/7/2021, lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ giảm 66,65 Rupi/tạ, về mức 41.633,35 Rupi /tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2021 ở ngưỡng 39.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá tiêu ngày 29/7: Giảm 500 đồng/kg tại  Đắk Nông và Đắk Lắk 2
Giá tiêu ngày 29/7: Giảm 500 đồng/kg tại  Đắk Nông và Đắk Lắk 3

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 22/7/2021 đến ngày 28/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,39 VND/INR.

Tại Brazil, vụ thu hoạch tiêu thứ hai dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 với sản lượng khoảng 25.000 tấn. Tuy việc giao hàng tại quốc gia này nhanh hơn nhưng giá thu mua ở mức cao hơn so với Việt Nam.

Đồng Real của Brazil thời điểm cuối tháng 6 tăng giá khá mạnh so với đồng USD và đạt mức cao nhất 1 năm, do đó nhiều khả năng giá tiêu từ Brazil sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Với diễn biến như hiện nay, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Indonesia và Brazil cho nửa cuối năm 2021 dự kiến đạt tối đa khoảng 50.000 - 60.000 tấn.

Hiện tại, các nhà kinh doanh gia vị tại Kochi (Ấn Độ) đang lo ngại về việc hạt tiêu Sri Lanka sẽ tràn vào quốc gia này.

Số liệu của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế cho biết, sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka trong năm 2021 sẽ tăng 25% lên mức 25.000 tấn, bên cạnh lượng dự trữ chuyển tiếp là 12.000 tấn từ năm 2020. Tiêu thụ tại thị trường nội địa của Sri Lanka dự kiến là 12.000 tấn.

Bình luận